Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý đến các triệu chứng đường huyết cao

Đường huyết của mỗi người biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn. đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân cần chú ý và thận trọng khi gặp phải các triệu chứng đường huyết cao; điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động phù hợp.

Thế nào là đường huyết cao?

Đường huyết cao là tình trạng đường glucose trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường.
Các tế bào sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể nhưng để cơ thể sử dụng được đường, cần phải có mặt của insulin. Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, vì thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều dẫn tới đường máu tăng cao.

Thế nào là đường huyết cao?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l (7mmol/l) là có tăng đường huyết. Nếu đường huyết thử vào bất cứ lúc nào trong ngày lớn hơn hoặc bằng 2g/l (11mmol/l) là tăng đường huyết sau bữa ăn.

Bảng chỉ số đường huyết cao:

Người bệnh Đường huyết lúc đói Chỉ số HbA1c
Người mới mắc bệnh >= 7mmol/l (126mg/dl) >=6.5%
Người bệnh lâu năm >=8.5mmol/l (153mg/dl) >=8%

Nguyên nhân đường huyết tăng cao

  • Ăn uống bất hợp lý: Nếu bạn ăn uống thả phanh thì đây cũng là lý do làm đường huyết tăng cao bất thường.
  • Không dùng thuốc hạ đường huyết: Nhiều người bỏ qua thuốc hạ đường huyết sẽ khiến đường huyết tăng cao và tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy.
  • Hiếm khi vận động: Lối sống ít vận động và thường xuyên ngồi một chỗ sẽ làm gia tăng tình trạng kháng insulin.
  • Thường xuyên bị stress, mất ngủ: Tình trạng lo lắng, cáu gắt, thiếu ngủ… có thể dẫn đến stress khiến cho đường máu tăng cao.
  • Nhiễm khuẩn, viêm nhiễm: Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, răng miệng…, có vết thương, vết loét, đường huyết cũng bị tăng cao.

Các triệu chứng đường huyết cao

Xuất hiện nhiều vết đốm trên da

Theo ý kiến của chuyên gia, lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng mạch máu, ngay cả những mạch máu dưới da. Sự phá hủy và tổn thương này sẽ dẫn đến những mảng nâu nhạt, vảy đốm xuất hiện trên da, triệu chứng đường huyết cao này xuất hiện nhiều nhất ở vùng đùi và bắp chân. Ở các vị trí vết đốm này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu vì ngứa và thậm chí là đau rát.

Ở một số người có lượng đường trong máu cao, da có thể xuất hiện các đốm tối, sáng nhợt nhạt, không đồng màu ở các vùng da có nếp gấp như nách, cổ, vùng bẹn. Khi tỉ lệ đường trong máu quá cao, các tế bào da sẽ tái sản xuất nhanh hơn bình thường, vì các tế bào mới có nhiều sắc tố nên dẫn đến tình trạng xuất hiện các đốm da. Các mảng da đốm tối có thể không gây đau ngứa nhưng lại có thể bốc mùi khó chịu.

Thường xuyên khát nước và buồn tiểu

Nếu bạn thường xuyên buồn tiểu thì rất có thể lượng đường huyết trong máu đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Khi tỉ lệ đường glucose tăng cao trong máu thì thận cũng sẽ tăng hoạt động để cố gắng đẩy glucose ra ngoài qua đường nước tiểu. Kết quả bạn phải đi tiểu nhiều hơn bình thường và tình trạng này xuất hiện nhiều vào ban đêm.

Việc đi tiểu liên tục thì cơ thể phải tiếp thu một lượng nước tương ứng, bạn uống nước nhiều hơn, tăng khát, miệng trở nên khô hơn bình thường. Chu kì này sẽ tái diễn lặp đi lặp lại cho đến khi có các phương pháp điều trị tình trạng đường huyết tăng.

Luôn ở trạng thái mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy khi cơ thể bị mất nước. Uống nước nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể do tình trạng đi tiểu thường xuyên. Sự mệt mỏi cũng xuất phát từ việc bạn phải thức giấc nhiều lần giữa đêm để đi vệ sinh hoặc uống nước, ngủ không sâu, bạn sẽ uể oải vào ngày hôm sau.

Các triệu chứng đường huyết cao
Mệt mỏi là triệu chứng đường huyết cao

Nhìn mờ

Khi lượng đường glucose trong máu tăng cao, chất dịch lỏng sẽ xâm nhập vào mắt. Làm cho điểm vàng trong mắt bị sưng lên. Điểm vàng ở mắt có nhiệm vụ giúp hình ảnh trở nên sắc nét, rõ ràng hơn. Chức năng hoạt động của điểm vàng bị ảnh hưởng sẽ làm thay đổi hình dạng của ống kính. Do vậy bạn không thể nhìn rõ nét một vật bất kì, ngay cả khi đeo kính.

Các triệu chứng đường huyết cao
Nhìn mờ là chứng đường huyết cao

Chảy máu chân răng

Thông thường, trong khoang miệng ở người sẽ có cơ chế chống được một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, do lượng đường huyết trong máu tăng cao nên vô tình khoang miệng trở thành khu vực ưa thích của vi khuẩn và làm giảm đặc tính chống vi khuẩn tự nhiên của vùng miệng. Vi khuẩn tăng cường hoạt động và làm tổn thương đến nướu. Lúc này, nướu sẽ có hiện tượng sưng đỏ, trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu khi bạn tác động đến như đánh răng hay xỉa răng bằng tăm.

Cách giảm đường huyết

Cách giảm đường huyết nhanh

Trong tình huống đường huyết cao đột ngột sau bữa ăn 1 giờ. Bạn có thể áp dụng một số cách hạ đường huyết cấp tốc sau đây:

  • Uống nhiều nước sẽ giúp đường được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Nhưng cách này không áp dụng với người bệnh thận, cao huyết áp hoặc suy tim.
  • Tiêm thêm 1 – 2 đơn vị insulin để giảm nhanh đường huyết. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện khi bạn đang được chỉ định tiêm insulin.
  • Uống 1 cốc trà xanh hoặc 3 – 4 thìa bột quế có thể giúp bạn giảm đường huyết một cách tức thời.
  • Vận động 15 – 20 phút nhằm tăng sử dụng glucose ở cơ bắp, từ đó giảm đường máu. Bạn cần lưu ý không tập luyện khi thấy choáng váng, chóng mặt, hoặc sốt.

Các biện pháp này chỉ thực hiện khi đường huyết cao do thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Không áp dụng khi người bệnh quên không uống thuốc.

Cách giảm đường huyết lâu dài

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đường huyết cao thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế kiểm tra, thăm khám. Bác sĩ sẽ đo chỉ số đường huyết và chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu tỉ lệ đường huyết của bạn vượt quá mức cho phép thì bạn sẽ được đề nghị dùng thuốc để kiểm soát mức độ.

Người bệnh cần lưu ý các biện pháp sau:

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Mức đường huyết an toàn ở mỗi người là không giống nhau. Vì vậy cách tốt nhất để phát hiện đường máu cao là kiểm tra thường xuyên bằng máy đo cầm tay. Ít nhất tại 3 thời điểm: buổi sáng khi chưa ăn, sau ăn 2h và trước khi ngủ.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Bạn nên ăn tăng các loại rau có nhiều chất nhớt (rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…). Giảm chất bột đường trong chế độ ăn để đường huyết ổn định.

Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập thể dục sẽ thúc đẩy cơ thể sử dụng đường máu hiệu quả hơn. Bạn có thể chọn các dạng bài tập lý tưởng là nâng tạ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, …

Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng

Bạn nên ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày kết hợp tập yoga hoặc thiền để giảm stress.

Dùng thảo dược

Bên cạnh việc dùng thuốc và điều chỉnh dinh dưỡng, luyện tập thì người có mức đường huyết cao có thể kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên như lá Xoài, lá Neem (nguồn gốc Ấn Độ), Hoàng bá, Quế chi, Khổ qua… để giúp hỗ trợ giảm đường huyết, giảm kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng.