tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang

Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai không?

Người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để biết được vấn đề này, các mẹ có thể theo dõi trong bài bài viết sau đây.

Tác dụng của khoai lang với người bệnh tiểu đường thai kỳ?

Khoai lang là thực phẩm rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khoai lang từ lâu đã được các chuyên gia dinh dưỡng ưu ái gọi là “thực phẩm cân bằng dưỡng chất”. Nó có giá trị dinh dưỡng khá cao so với nhiều thực phẩm khác.

tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang
Tác dụng của khoai lang với người bệnh tiểu đường thai kỳ

Là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai bởi khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột, chất xơ. Chứa các axit amin quan trọng đối với cơ thể, vitamin C, B1.  Và nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, magie, kali, natri, canxi,… Do đó ăn khoai lang mỗi ngày cũng là biện pháp rất hay giúp mẹ bầu cung cấp cho cơ thể mình những dưỡng chất quan trọng.

Khoai lang còn có khả năng ngăn ngừa và làm giảm quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể. Khoai lang còn giúp đường huyết ổn định ở mức độ có thể kiểm soát. Giúp mẹ bầu tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường thai kỳ hình thành.

Ngoài ra, khoai lang còn giúp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu bởi có hàm lượng chất xơ cao. Cùng các axit amin giúp kích thích hệ tiêu hóa, giải độc, giúp nhuận tràng.

Người bệnh tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?

Do có nhiều tinh bột và có vị ngọt. Khoai lang thường bị nhiều mẹ “loại thẳng tay” trong thực đơn của mình vì sợ “lên đường”. Vậy thì tiểu đường thai kỳ có ăn được khoai lang không?

Theo nghiên cứu, trong khoai lang có thành phần Caiapo giúp kiểm soát đáng kể lượng đường. Kiểm soát holesterol xấu trong máu.

tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ số đường huyết của khoai lang khi được nấu chín vừa phải là 54%. Trong khi đó chỉ số này vẫn đứng sau so gạo trắng là 83%. Do đó, nếu biết cách sử dụng khoai lang, nó còn có tác dụng giúp kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường huyết.

Trong khoai lang có chứa rất nhiều thành phần như tinh bột, vitamin B1, C, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt, khoai lang cũng chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, magie, natri, kali, canxi,… Đây là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho những mẹ bầu mang thai.

Vì vậy, ăn khoai lang mỗi ngày là biện pháp giúp chị em mang thai cung cấp cho những dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Khoai lang sẽ là một trong những nguồn dinh dưỡng rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, trong đó có tiểu đường thai kỳ.

Mặc dù khoai lang tốt cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ và người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng chúng. Người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ăn khoai lang như thế nào cho phù hợp

Cách tiêu thụ và chế biến khoai lang cũng ảnh hưởng lớn đến chỉ số đường huyết của bạn. Nếu như tiêu thụ và ăn khoai lang không đúng cách có thể gây khó khăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu bị tiểu đường nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên ăn khoai lang luộc, hấp. Nên ăn khoai nướng hoặc chiên cả vỏ với một lượng vừa phải.
  • Ăn với số lượng vừa phải và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khoai lang có thể rất tốt cho bà bầu khi bị bệnh mà vẫn không gây tăng lượng đường cho mẹ bầu.
  • Nên ăn vào buổi trưa vì sau khi ăn, canxi bên trong khoai lang cần 4 – 5h mới có thể hấp thụ vào cơ thể. Và ánh sáng mặt trời buổi chiều cũng giúp hấp thụ canxi tốt hơn.
  • Các mẹ không nên ăn khoai lang với dưa chua hay củ cải muối.
  • Đặc biệt, các mẹ không được ăn khoai lang sống.

Như vậy, với những bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn khoai lang hàng ngày nhưng bạn cần phải biết ăn đúng cách. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên thăm khám định kỳ. Đó là cách để bác sĩ có thể theo dõi và điều trị bệnh tốt nhất.