Tác động tiêu cực của việc thức khuya

Những nguyên nhân và thói quen gây bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có tình trạng đường huyết tăng cao vì cơ thể không sản sinh đủ insulin. Dẫn đến một số triệu chứng bao gồm giảm cân, đi tiểu thường xuyên, giảm miễn dịch, mệt mỏi, giảm huyết áp… Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường mà ai cũng cần nắm rõ để phòng ngừa căn bệnh đáng sợ này

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đườngNguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Hiện nay, hầu hết các chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1. Một số quan điểm cho rằng: Nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin.

Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được cho là do tính nhạy cảm di truyền. Và các yếu tố môi trường gây ra, nhưng các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, các tế bào sẽ đề kháng với các hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ tích tụ trong máu thay vì đến nuôi các tế bào. Nguyên nhân gây bệnh vẫn là một dấm chấm hỏi. Mặc dù nhiều người tin rằng thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đều thừa cân.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra các hormone để duy trì thai kỳ của bạn. Những hormone này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Nhưng nhiều trường hợp tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lượng đường tích tụ trong máu tăng. Và vận chuyển vào các tế bào giảm, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Những thói quen xấu gây bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành căn bệnh tiểu đường. Bởi vậy, nếu đang có những thói quen dưới đây, bạn cần lưu ý điều chỉnh ngay.

Bỏ bữa ăn sáng

Nếu bạn có cuộc sống bận rộn và thường xuyên bỏ bữa sáng, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 rất cao. Bởi vì đói trong một thời gian dài vào buổi sáng sẽ làm gián đoạn lượng insulin trong cơ thể. Việc giải tỏa cơn thèm sau đó sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh tiểu đường.

Ngủ không đủ giấc

Theo nhiều nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Việc thiếu ngủ sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể. Làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Lười vận động

Khoa học chứng minh rằng thói quen lười vận động sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 gia tăng. Khi cơ thể được cung cấp quá nhiều dinh dưỡng mà không vận động, đốt cháy dinh dưỡng, tác động tới tuyến tụy và gây áp lực, ép tuyến tụy phải sản xuất insulin trong một thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin, gây nên bệnh tiểu đường.

Những hệ lụy nguy hiểm từ việc lười biếng, ít vận động sẽ làm gia tăng stress. Làm chậm quá trình trao đổi chất, gây huyết áp cao và tăng nguy cơ béo phì,… Tất cả đều là các yếu tố hàng đầu khiến bệnh tiểu đường ngày càng trầm trọng hơn. Và xuất hiện những biến chứng tiểu đường khó kiểm soát.

Quá nhiều stress

Khi bị stress, nhiều người hay lựa chọn ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt để giải tỏa. Vì họ quan niệm rằng lượng đường trong máu cao sẽ khiến cơ thể sảng khoái hơn. Đó có thể là phương pháp hữu hiệu ngay lập tức với nhiều người nhưng sau thời gian dài. Khi lượng đường trong máu tăng cao thì khả năng mắc bệnh tiểu đường là điều không thể tránh khỏi.

Đặc biệt hơn, dù bạn là một người không có thói quen ăn vặt, nhưng khi stress, cơ thể vẫn sẽ tự động tiết ra những hormone kích thích hoạt động của nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể. Đặc biệt là glucose và chất béo. Bên cạnh đó, khi bị stress, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol làm tăng lượng đường trong máu. Khi lượng cortisol đủ lớn, cơ thể sẽ xuất hiện hội chứng Cushing (rối loạn sản xuất hormone vỏ tuyến thượng thận) gây ra bệnh tiểu đường.

Thường xuyên thức khuya

Trong quá trình khám chữa bệnh, các chuyên gia nhận ra rằng, tỉ lệ đường huyết của người bị tiểu đường sẽ tăng rất cao nếu họ thức khuya vào đêm hôm trước. Điều này tương tự với những người không mắc bệnh, khi bạn thức quá 12h đêm lặp lại liên tục trong một thời gian dài. Bạn có nguy cơ cao rơi vào nhóm bệnh tiểu đường.

Tác động tiêu cực của việc thức khuya
Tác động tiêu cực của việc thức khuya

Nguyên do cho việc đường huyết tăng vọt là vì ban đêm cơ thể bạn cần thời gian để trao đổi chất. Nếu bạn thức khuya, hoạt động tuyến tụy để tiết insulin sẽ bị gián đoạn. Đồng thời làm hàm lượng chất béo tích tụ tăng cao, cơ thể không kiểm soát được sự thèm ăn. Cho nên việc thức khuya, ngủ không đủ giấc, vừa khiến bạn dễ bị béo phì, vừa tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết

Nghiên cứu cho thấy, người bị tiểu đường tuýp 2 thường bị thiếu hụt một lượng lớn vitamin D. Điều này cho thấy rằng vitamin D có vai trò thiết yếu giúp tuyến tụy khỏe mạnh hơn. Từ đó mà hoạt động điều tiết ra insulin để chuyển hóa lượng đường trong máu cũng diễn ra ổn định hơn.
Vì vậy, chúng ta nên tăng cường các loại thực phẩm như cá hồi, ngũ cốc nguyên cám,..  Để bổ sung lượng vitamin D quan trọng cho cơ thể.

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ là một thói quen xấu dẫn đến ung thư phổi, người hút thuốc. Và người hít phải khói thuốc lá còn nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị tiểu đường. Lý do bắt nguồn từ chất nicotine có trong thuốc lá, chất này sẽ làm tăng nồng độ hemoglobin A1C. Làm tăng khả năng kháng insulin, làm mất kiểm soát lượng đường huyết trong máu.