Trẻ em cũng có thể mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng và là một trong những căn bệnh mà các bậc cha mẹ quan tâm nhất. Việc chăm sóc và hướng điều trị cho con trẻ cũng trở nên khó khăn hơn bởi gia đoạn phát triển các em luôn rất cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.

Trẻ em có bị tiểu đường không?

Trẻ em có bị tiểu đường không? Câu trả lời là có. Bên cạnh đó, tình trạng trẻ mắc tiểu đường tuýp 2 cũng đã xuất hiện. Ngày càng tăng mà nguyên nhân là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh.

Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người già. Đây là bệnh rất thường gặp, lại khó khống chế, nhất là ở trẻ em. Từ trước đến nay hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh nhưng trên thực tế thì có rất nhiều trẻ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em

Bệnh tiểu đường ở trẻ em thuộc nhóm phụ thuộc insulin. Xảy ra do tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để hấp thu và sử dụng đường làm năng lượng nuôi cơ thể. Là bệnh thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 – 95% là trẻ dưới 16 tuổi. Tiểu đường ở trẻ em là bệnh giống như bệnh miễn dịch vì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào mô hoặc những tổ chức tế bào của cơ thể trong đó có insulin ở tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy.

Hiện nay, bệnh tiểu đường ở trẻ thay đổi theo chiều hướng gia tăng về số lượng. Trong 30 năm qua số lượng các trường hợp mắc bệnh này ở trẻ đã tăng gấp 3 lần. Và các nước châu Âu, châu Mỹ cũng đã phát hiện tiểu đường tuýp 2 mà nguyên nhân có thể là do xu hướng gia tăng trẻ béo phì trong xã hội.

Phân loại bệnh tiểu đường ở trẻ em

Bệnh tiểu đường đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh về nội tiết tố. Khi bị tiểu đường, quá trình chuyển hóa chất đường trong máu sẽ bị rối loạn khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Tiểu đường tuýp 1

Bệnh này ở trẻ em yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm tỷ lệ khoảng 10 – 20%. Bệnh xảy ra do tổn thương ở một số loại tế bào trong tuyến tụy. Đa phần trẻ em mắc tiểu đường type 1 thường không được phát hiện sớm. Ngoài ra, lượng đường trong cơ thể tăng vọt vì insulin cũng đóng vai trò trong dự trữ đường thích hợp.

Tiểu đường tuýp 2

Thường xảy ra ở những trẻ thừa cân, béo phì hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Ở những trẻ bị tiểu đường túyp 2, đường huyết có xu hướng tăng cao vì cơ thể trở nên kháng với insulin. Bệnh cũng có thể gây nên các vấn đề về thận, tim, và thậm chí mù lòa nếu không được xử lý kịp thời.

Tiền tiểu đường

Đây là tình trạng trẻ có đường huyết cao nhưng chưa đến mức như tiểu đường. Khi tình trạng này được kiểm soát thì có thể trì hoãn bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em

Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều

Bệnh tiểu đường ở trẻ cũng có những đặc điểm cơ bản của bệnh tiểu đường ở người lớn. Bệnh có thể xuất hiện 1 hoặc 2 trong 4 dấu hiệu điển hình và trong một số trường hợp không có biểu hiện gì. Đôi khi chúng ta nghỉ bệnh chỉ gặp ở người lớn nên rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác. Do đó, cần phải lưu ý những biểu hiện để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời như:

  • Khát nước: trẻ uống nhiều nước hơn bình thường và không có cảm giác dịu cơn khát.
  • Thường xuyên đi tiểu: trẻ lớn sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm. Ở trẻ sơ sinh có thể thấy bỉm nặng hơn bình thường.

Nguyên nhân là do đường bị tích tụ nhiều trong máu khiến thận phải làm việc liên tục ở cường độ cao để có thể lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa.

Đến khi thận không còn khả năng để hoàn thành quá trình này, lượng đường dư thừa trong máu sẽ được bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Khi đó, nước tiểu của trẻ có thể bị máu hoặc các dịch tế bào. Trẻ bị tiểu đường sẽ uống đi tiểu thường xuyên dẫn đến mất nước. Khi đó trẻ sẽ uống rất nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất đi và càng đi tiểu nhiều hơn.

Thường xuyên cảm thấy đói, mệt mỏi

Đái tháo đường trẻ em gây những cơn cơn đói dữ dội. Cơn đói kéo dài thậm chí ngay sau khi vừa mới ăn xong. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong các mô giảm mạnh và cạn kiệt năng lượng.

Bệnh nhi thường xuyên cảm thấy đói dữ dội

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em

Khi bị tiểu đường, trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó, lý do chủ yếu là việc tiểu tiện liên tục khiến các tế bào bị cạn kiệt năng lượng.  Làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể.

Sút cân bất thường

Tiểu đường trẻ em khiến trẻ bị mất nhiều năng lượng do đường bị thải ra ngoài cùng nước tiểu. Để giảm cơn đói nên trẻ sẽ ăn nhiều hơn bình thường.

Năng lượng đường có trong thức ăn không được các mô hấp thụ. Khi đó, các mô bắt buộc phải lấy năng lượng từ những mô mỡ đã được tích lũy trước đó. Lúc này trẻ sẽ bị sút cân bất thường, cha mẹ cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của tiểu đường.

Mắt nhìn mờ

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ rút dịch từ các mô trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh tiêu cự của trẻ.

Việc điều trị tiểu đường không kịp thờicó thể dẫn đến hình thành những mạch máu mới ở võng mạc và tổn thương các mạch máu ở đây.  Ở thời điểm đầu. tiểu đường chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Về lâu dài, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh có thể gây mất thị lực và mù lòa.

Triệu chứng khác

Ngoài các dâu hiệu đặc trung ở trên thì sẽ có các dấu hiệu khác như: co giật, hôn mê, lơ mơ, thở nhanh, nhiễm trùng, đau bụng, mất tri giác. Những dấu hiệu đó thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Phòng ngừa và xử lý tiểu đường trẻ em như thế nào?

Phòng ngừa

Thực tế hiện nay, ba mẹ đều rất quan tâm đế chế độ dinh dưỡng cùng với nhu cầu cuộc sống cao. Tình trạng bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Việc phòng ngừa trở nên cần thiết cùng với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

Trẻ cần hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo như: đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà… Tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả, chất đạm,

Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động vui chơi. Luyện tập thể dục thể thao như chạy bộ, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ… Việc tăng cường vận động với trẻ bị bệnh đặc biệt có ý nghĩa trong việc giúp giảm lượng đường trong máu và giảm đề kháng insulin.

Xử lý tiểu đường ở trẻ em

Ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Đối với những trẻ đã bị mắc bệnh, cần giáo dục cho trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân. Tránh những tác nhân gây hại như tránh để bị trầy xước.

Điều quan trọng là cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường sống bình thường. Như những đứa trẻ khác để trẻ được phát triển toàn diện. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh đái tháo đường trẻ em.

Bố mẹ cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên và duy trì đường huyết ổn định cho các bé. Định kỳ mỗi 2 tháng một lần kiểm tra chỉ số HbA1C. Xét nghiệm ceton nước tiểu để phát hiện sớm biến chứng nhiễm toan ceton.

Khi xảy ra tình trạng hạ đường huyết với các biểu hiện như chóng mặt, choáng, mệt mỏi…. Bổ sung đường ngay cho trẻ bằng việc cho ngậm kẹo, ăn bánh ngọt, uống nước đường… Biến chứng cấp nhiễm toan ceton với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, đau bụng, giảm thân nhiệt… để cấp cứu kịp thời.

Tiểu đường là bệnh mạn tính và cần điều trị trong thời gian dài. Nếu phòng và điều trị bệnh tốt, trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh. Ngăn ngừa biến chứng cấp xuất hiện và làm chậm lại quá trình xảy ra các biến chứng.