Đường huyết ổn định vẫn gặp biến chứng tiểu đường

Vì sao người bệnh vẫn bị biến chứng tiểu đường dù đường huyết ổn định?

Đường huyết ổn định vẫn gặp biến chứng tiểu đường. Biến chứng tiểu đường có thể âm thầm đeo bám cơ thể bạn ngay từ những năm tháng đầu tiên mắc bệnh tiểu đường. Để rồi một ngày nào đó, bạn ngỡ ngàng nhận ra chỉ một vết xước nhỏ xíu ở chân cũng có thể đẩy bạn vào nguy cơ bị đoạn chi!

Đường huyết ổn định vẫn gặp biến chứng tiểu đường

Đường huyết ổn định vẫn gặp biến chứng tiểu đường
Đường huyết ổn định vẫn gặp biến chứng tiểu đường

Nguyên nhân 1: Dù HbA1c giảm cũng không ngăn ngừa 100% biến chứng

Khi nhắc đến đường huyết ổn định, người bệnh cần dựa vào chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số đo lường mức ổn định đường huyết trong 2 – 3 tháng. Khi chỉ số nghĩa là bạn chưa kiểm soát bệnh tiểu đường tốt và có nguy cơ cao gặp biến chứng.

Nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ số HbA1c giảm được 1% thì người tiểu đường sẽ giảm được 33% nguy cơ gặp biến chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm rủi ro này vẫn chưa phải là mức 100% nên người bệnh vẫn không thể ngăn ngừa hoàn toàn các biến chứng.

Nguyên nhân 2: Biến chứng đái tháo đường đã xuất hiện trước khi chẩn đoán

Tại thời điểm bạn chẩn đoán bệnh tiểu đường, các biến chứng đã tiềm ẩn từ cách đó 5, 10 hay 15 năm. Trong khoảng thời gian kéo dài này, bệnh tiểu đường đã có thể gây ra các biến chứng rồi.

Đặc biệt, các biến chứng thoái hóa thì lại không có “đường lùi”. Chúng ta có điều trị tích cực thì cũng chỉ có thể ngăn ngừa chúng tiến triển nặng hơn chứ hiếm khi đưa cơ thể về điểm xuất phát ban đầu.

Bên cạnh đó, nhiều người bệnh chỉ quan tâm đến mục tiêu ổn định đường huyết ở thời điểm hiện tại mà không chú ý đến cả quá trình. Bạn có thể bỏ quên đường huyết sau ăn. Bạn cũng có thể có đường huyết ổn định trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại lên xuống thất thường. Chính việc đường huyết tăng giảm thất thường sẽ khiến bạn có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Nguyên nhân 3: Đường huyết không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến biến chứng

Thực tế, đường huyết không phải là một yếu tố quyết định 100% nguy cơ bạn có gặp phải biến chứng hay không. Ngoài đường huyết, khả năng gặp biến chứng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác:

  • Tình trạng đề kháng insulin
  • Sự gia tăng phản ứng viêm
  • Các bệnh đi kèm (huyết áp, mỡ máu..)

Người bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương và có nguy cơ gặp biến chứng vì nhiều yếu tố chứ không phải chỉ riêng đường huyết cao.

Nếu đường huyết ổn định vẫn chưa đủ, liệu chúng ta có giải pháp nào giúp phòng tránh các biến chứng tiểu đường một cách toàn diện hơn?

Cách kiểm soát biến chứng tiểu đường

Đường huyết ổn định vẫn gặp biến chứng tiểu đường
Đường huyết ổn định vẫn gặp biến chứng tiểu đường

Để kiểm soát biến chứng tiểu đường toàn diện, bạn cần kết hợp nhiều giải pháp sau đây.

Duy trì thói quen sống lành mạnh hàng ngày

Những thói quen sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt cả đường huyết khi đói và sau ăn. Đồng thời, chỉ số HbA1c cũng theo đó mà trở nên ổn định hơn.
Ăn uống khoa học: Bạn nên ăn nhạt, nhiều rau, ít dầu mỡ, giảm tinh bột và đồ ngọt. Đặc biệt, bạn nên hạn chế ăn nội tạng hay da động vật và thức ăn nhanh. Tuy nhiên, bạn cũng đừng ăn kiêng quá kham khổ sẽ khiến đường huyết lên xuống thất thường.

Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập thể lực hỗ trợ cải thiện chức năng cơ. Các bài tập từ nhẹ đến vừa có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của biến chứng thần kinh ngoại vi, tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào. Bạn cần dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho những bài tập nhẹ đến vừa hoặc 90 phút mỗi tuần cho những hoạt động thể lực mạnh.
Nghỉ ngơi điều độ: Để tránh rủi ro biến chứng do sức khỏe kém. Bạn cũng cần chú ý chế độ nghỉ ngơi hợp lý mỗi khi mệt mỏi hay căng thẳng (stress) quá mức.

Kiểm soát bệnh mắc kèm theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh tiểu đường thường đi kèm các chứng như béo phì, rối loạn mỡ máu, huyết áp cao… Bạn cần chú ý lịch đi khám định kỳ và nghiêm túc tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ:
– Kiểm tra đường huyết và HbA1c 3 – 6 tháng/lần
– Kiểm soát cân nặng ở mức an toàn
– Uống thuốc đúng giờ và liều lượng theo toa bác sĩ
– Thường xuyên đo mỡ máu và huyết áp

Sử dụng thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo dược

Ngoài chỉ định điều trị của bác sĩ và lối sống lành mạnh thì các sản phẩm nguồn gốc thảo dược. Nó góp phần hỗ trợ người bệnh tiểu đường ngăn ngừa biến chứng.

Sau tất cả, điều bạn cần nhớ là biến chứng tiểu đường là quy luật tất yếu của bệnh. Cho dù bạn có mức đường huyết ổn định. Biết được điều này và có kế hoạch kiểm soát biến chứng tiểu đường ngay từ đầu. Bạn sẽ sống vui khỏe…..

Suy cho cùng, biến chứng tiểu đường là quy luật tất yếu của bệnh cho dù bạn có đường huyết ổn định. Nếu có kế hoạch kiểm soát biến chứng tiểu đường càng sớm. Bạn sẽ càng có nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống vui khỏe

>>Xem thêm: Điều trị tiểu đường bằng các bài thuốc dân gian