Chỉ những người đang mắc phải căn bệnh này mới có thể cảm nhận được những khó khăn của bệnh mang lại. Để có cách ổn định đường huyết và sức khỏe lâu dài, cần áp dụng 4 cách sau đây bạn nhé.
Lý do khiến đường huyết không ổn định
Việc điều chỉnh lượng đường ở ngưỡng an toàn đối với người bệnh sẽ khó khăn hơn so với người bình thường, do khả năng sản xuất insulin của người bệnh suy giảm. Những thay đổi nhỏ liên quan đến quá trình chuyển hóa đường trong máu cũng có thể khiến đường huyết của bạn tăng giảm thất thường.
- Sử dụng không đủ hoặc quá liều thuốc điều trị.
- Chế độ ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt hoặc ăn kiêng quá đà.
- Tập thể dục không thường xuyên hoặc gắng sức quá mức.
Ngoài ra, stress, căng thẳng, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) cũng là những nguyên nhân làm lượng đường trong máu mất ổn định.
Vùng đường huyết “an toàn” và “nguy hiểm” ở tiểu đường
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, chỉ số đường huyết an toàn cho phần lớn người tiểu đường là:
– Đường huyết lúc đói: 4 – 7 mmol/L (tương đương 70 – 126 mg/dL).
– Đường huyết sau ăn 2h: dưới 10 mmol/L (tương đương 180mg/dL).
– Đường huyết trước khi đi ngủ: 6.0 – 8.3 mmol/L (tương đương 110 – 150 mg/dL).
– HbA1c dưới 7%.
Lượng đường trong máu sẽ được coi là nguy hiểm khi nồng độ glucose xuống dưới 4 mmol/l (70 mg/dl); tăng cao trên 13,9 mmol/l (250 mg/dl) hoặc HbA1c lớn hơn 10%. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện cảnh báo rất rõ ràng.
– Triệu chứng tăng đường huyết: khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều, đói lả, mắt mờ, buồn ngủ, buồn nôn, hơi thở có mùi trái cây lên men…
– Dấu hiệu hạ đường huyết: hồi hộp, tim đập nhanh, đói cồn cào, vã mồ hôi lạnh, run rẩy, mệt mỏi.
Các cách ổn định đường huyết lâu dài
Đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp quá mức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để giảm rủi ro biến chứng, sống lâu, sống khỏe hơn. Người bệnh tiểu đường nên sớm áp dụng các giải pháp ổn định đường huyết dưới đây:
Dùng thực phẩm kiểm soát đường tốt
Thực phẩm đưa vào cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ đường huyết trong máu. Vì vậy, cần lưu ý hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống.
- Chọn rau xanh lá và trái cây ít ngọt, hạn chế khoai tây, củ cải đường, mít, sầu riêng, nhãn, vải, chà là, hoa quả đã sấy khô.
- Thay thế tinh bột đã tinh chế trong cơm trắng, bún, phở, mì,… bằng các loại hạt nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, lúa mì đen,…
- Ăn protein nạc từ cá, thịt gia cầm bỏ da; hạn chế thịt có màu đỏ và nội tạng động vật.
- Tránh xa nguồn chất béo xấu từ mỡ, da động vật. Thay vào đó là sử dụng chất béo tốt có trong dầu oliu, hướng dương, dầu vừng, lạc,…
- Hạn chế bia, rượu, thuốc lá. Có thể uống trà xanh nhưng nên uống vừa phải.
>>Xem thêm: Top 24 loại thực phẩm giúp ổn định đường huyết cho người tiểu đường
Sinh hoạt lành mạnh
Thức dậy sớm và đi ngủ đúng giờ, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Thói quen sống khoa học giúp làm chậm quá trình đề kháng lnsulin ở người tiểu đường. Vì vậy, hãy rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Duy trì tâm lý lạc quan; đi ngủ trước 23h, thức dậy khoảng 6h sáng và ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày.
Ổn định đường huyết bằng thuốc nam
Đã từ rất lâu đời, việc sử dụng thuốc nam trong điều trị bệnh tiểu đường cũng được xem là một cách ổn định đường huyết tự nhiên và ngăn chặn sự phát triển của biến chứng. Sự cấu tạo kỳ diệu của tự nhiên giúp cho các thảo dược như Nhàu, Mạch môn, Hoài Sơn có thể tác động lên chu trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Từ đó giữ cho lượng đường trong máu luôn trong ngưỡng an toàn.
Đặc biệt, khi kết hợp những cây thuốc nam này cùng với hoạt chất Acid Alpha Lipoic có thể giúp việc ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên gan, thận, thần kinh, tim mạch, mắt hiệu quả hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, ngày càng nhiều nhóm thuốc ổn định đường huyết Tây y ra đời. Những nhóm này tác động lên từng giai đoạn của quá trình chuyển hóa đường như: Giảm hấp thu glucose tại ruột non, kích thích tuyến tụy tăng tổng hợp insuIin, tăng sử dụng glucose ở tế bào đích, tác động lên hoạt động của gan hoặc ngăn ngừa tái hấp thu đường tại thận,…
Tuy nhiên, do chỉ có tác dụng với những bước chuyển hóa đường nhất định nên người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện hay sử dụng thảo dược Đông Y để có được hiệu quả ổn định đường huyết bền vững nhất.
Kiểm soát đường huyết là một hành trình lâu dài và đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì áp dụng các cách ổn định đường huyết kể trên, đường huyết của bạn sẽ sớm về ngưỡng an toàn.