Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ như thế nào? Bệnh tiểu đường có những triệu chứng đặc trưng như đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên khát nước, cơ thể mệt mỏi, cảm giác thèm ăn vô độ… Dù là nam giới hay nữ giới thì khi mắc bệnh đều sẽ có những triệu chứng đặc trưng này. Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt cơ bản trong các triệu chứng ở nữ so với nam giới

Với phụ nữ, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ đối mặt với biến chứng tim mạch. Ảnh hưởng thời kỳ mang thai, đời sống tình dục bị suy giảm… Do đó, phát hiện bệnh thông qua những dấu hiệu nhận biết sớm sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro cho sức khỏe.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ đặc trưng không phân biệt nam giới hay nữ giới, bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm gây mất ngủ kéo dài
  • Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi cùng cực
  • Thị lực bị giảm, hình ảnh nhìn thấy có thể bị móp méo
  • Giảm cảm giác ở bàn tay, bàn chân
  • Các vùng da nếp gấp trên cơ thể như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, khoeo chân, nách, dưới cổ… sậm màu
  • Các vết thương nhẹ nhưng lâu lành, có nguy cơ nhiễm trùng cao
  • Luôn cảm thấy khát nước và đói
  • Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên do
  • Hơi thở hôi, có mùi aceton

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Nếu bạn là nữ giới và bị tiểu đường, bạn cũng sẽ có nhiều triệu chứng giống như ở nam giới. Tuy nhiên, có một vài triệu chứng chỉ đặc trưng cho nữ giới. Hiểu được cả hai loại triệu chứng này sẽ giúp bạn xác định bệnh tiểu đường và sớm tiến hành điều trị.

Rối loạn tình dục nữ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Ở nữ giới, đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương hệ mạch máu. Khiến việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng tới các dây thần kinh chi phối cho cơ quan sinh dục quyết định sinh lý nữ bị thiếu hụt. Hậu quả là cơ quan sinh dục nữ giảm tiết dịch âm đạo, người bệnh khó đạt cực khoái. Khô âm đạo khiến người phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục, dẫn tới sợ hãi, lảng tránh chuyện vợ chồng.

Giảm ham muốn là tình trạng thường gặp ở nữ giới mắc bệnh tiểu đường type 2. Cho dù sử dụng các chất hỗ trợ như gel bôi trơn thì khoái cảm của phụ nữ vẫn bị giảm mạnh do dây thần kinh bị tổn thương. Máu về cơ quan sinh dục bị giảm dần theo thời gian.

Nhiễm nấm dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo hoặc nấm men là rất khó chịu, bao gồm ngứa, mẩn đỏ, sưng âm đạo. Các mô xung quanh, đồng thời, có dịch âm đạo màu trắng, nhày, có mùi hôi. Phụ nữ mắc tiểu đường type 2 rất dễ bị nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men. Khi đi tiểu sẽ có cảm giác nóng rát, khi quan hệ tình dục thì bị đau đớn.

Nhiễm trùng nấm men không gây tổn thương âm đạo nhưng có thể lây lan sang thai nhi khi phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ.

Nhiễm nấm dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Buồng trứng đa nang dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Hội chứng buồng trứng đa nang PCOS là tình trạng xuất hiện nhiều nang nhỏ trên buồng trứng của người phụ nữ. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nó được cho là do nồng độ đường huyết giảm và mất cân bằng hormone trong cơ thể. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong cơ thể, khiến bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm khi mắc bệnh tiểu đường. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Cấu trúc đường tiết niệu ở nữ giới ngắn hơn nhiều so với nam giới nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng bàng quang.

Như vậy, ngoài những triệu chứng thường gặp thì phụ nữ mắc bệnh tiểu đường còn có những triệu chứng đặc trưng khác. Kết hợp những triệu chứng này sẽ giúp phụ nữ phát hiện sớm bệnh tiểu đường nếu chẳng may mắc phải. Khi đó, người bệnh nên đến khám bệnh tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa nội tiết uy tín để được chẩn đoán chính xác.

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Nếu bị tiểu đường và đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, bạn phải nhận thức được những nguy cơ để đảm bảo sức khỏe cho bạn và con. Bạn cần theo dõi đường huyết và sức khỏe tổng quát trước và trong khi mang thai.
Khi bạn mang thai, đường trong máu và xeton đi qua nhau thai truyền qua em bé. Trẻ em cũng cần năng lượng từ glucose giống như bạn. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nếu lượng đường huyết của bạn quá cao.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ chiếm khoảng 1/20 các trường hợp mang thai. Các hormone trong thai kỳ gây trở ngại đến hoạt động của insulin. Tình trạng này kích thích cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn bình thường. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, như vậy vẫn không đủ lượng insulin, và họ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đối với hầu hết chị em, bệnh tiểu đường thai kỳ biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, bạn có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường ở nữ

  • Trên 45 tuổi
  • Đang thừa cân hoặc béo phì
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường (cha mẹ hoặc anh chị em ruột)
  • Con sinh ra nặng hơn 4 kg
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Có huyết áp cao
  • Có lượng cholesterol cao
  • Tập thể dục ít hơn ba lần một tuần
  • Có các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến các vấn đề sử dụng insulin. Chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ.

Cách phòng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Ở tất cả các lứa tuổi, cơ thể phụ nữ đều gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường huyết. Bạn có thể phải áp dụng một số biện pháp để phòng bệnh như:

Giảm cân và tập thể dục: Bạn không cần phải giảm cân cấp tốc. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách chỉ cần giảm 5–7% trọng lượng cơ thể. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh hơn và tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.

Không hút thuốc: Hút thuốc tăng nguy cơ gây ra các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như bệnh thận và tổn thương các dây thần kinh, đặc biệt là ở bàn chân.

Điều trị tiểu đường: Hãy làm theo các đề xuất của bác sĩ và nhân viên y tế trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Phấn đấu kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì huyết áp và nồng độ cholesterol.

Tìm hiểu các dấu hiệu và phải nắm bắt được những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Tất cả các triệu chứng duy nhất chỉ có ở phụ nữ và có ở cả phụ nữ và nam giới. Mặc dù ở phụ nữ tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường không giảm nhiều bằng nam giới. Sự hiểu biết và kiểm soát các triệu chứng cũng như biến chứng có thể giúp bạn có được một cuộc sống lành mạnh.