Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường đạt hiệu quả nhất

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày sẽ như thế nào để đạt hiểu quả cao nhất. Góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường thông qua sự chăm sóc trực tiếp và hỗ trợ về mặt tinh thần. Theo đó, người thân nên tham gia hỗ trợ quá trình trị liệu bằng cách nhắc nhở. Hỗ trợ việc điều chỉnh lối sống hay sử dụng thuốc điều trị của bệnh nhân.

Việc đầu tiên cần xác định mức độ tiểu đường để từ đó xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Xác định mức độ tiểu đường của người bệnh

Nhận định mức độ bệnh

Để biết được mức độ mắc bệnh tiểu đường, thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng một vài phương pháp xét nghiệm, đánh giá cũng như các câu hỏi. Một số câu hỏi về những tình trạng người bệnh bao gồm như sau:

Hỏi thăm tình trạng bệnh:

  • Thời gian mắc bệnh
  • Chế độ ăn uống mỗi ngày
  • Tình trạng bài tiết
  • Các dấu hiệu khác: sụt cân, mệt mỏi, mắt mờ

Quan sát và khám toàn thân:

  • Cân nặng bao nhiêu?
  • Có xuất hiện tình trạng viêm da hay mụn nhọt hay không?
  • Chỉ số mạch và huyết áp như thế nào?
  • Mắt có hiện tượng đục nhân không?

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm đường trong máu lúc đói
  • Xét nghiệm đường niệu 24h
  • Chụp phổi
Xét nghiệm để xác định mức độ bệnh để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Xét nghiệm để xác định mức độ bệnh để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Mục đích việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường với nhiều biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần nắm rõ. Dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh, cần có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thật cụ thể. Mục đích của việc làm này sẽ giúp người bệnh duy trì các chức năng cần thiết của cơ thể. Lập kế hoạch mà không làm ảnh hưởng hay gia tăng tình trạng bệnh. Kế hoạch tốt còn giúp giảm thiểu mức độ bệnh và hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra. Việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh phải căn cứ vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, quá trình sinh hoạt,…

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc từ chế độ ăn uống. Tập luyện thể dục và sử dụng thuốc điều trị theo đúng định hướng của bác sĩ.

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Bạn hãy tìm những công thức nấu ăn phù hợp với người bị tiểu đường. Dựa trên nguyên tắc để đảm bảo cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Ăn nhiều rau xanh: Nhóm thực phẩm này ít chất béo, calo mà lại giàu chất xơ và vitamin. Bạn nên cho người bệnh ăn xen kẽ các món ăn từ rau củ vào giữa các bữa ăn để làm giảm bớt cơn đói.
  • Tăng cường các món ăn từ cá: Cá thường có ít chất béo hơn các loại thịt đỏ và thịt gia cầm. Các loại cá tốt cho người bệnh đái tháo đường là cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ…
  • Bổ sung chất béo không bão hòa: Người bệnh đái tháo đường vẫn cần bổ sung các chất béo lành mạnh cho cơ thể. Sử dụng các thực phẩm như bơ, quả óc chó, hạnh nhân, dầu ô liu… Đồng thời, tránh các món ăn nhiều dầu mỡ hay thực phẩm chế biến sẵn.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường qua chế độ ăn uống khoa học

Tập luyện thể dục

Các hoạt động thể chất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Bạn nên sắp xếp thời gian cùng tham gia với người bệnh. Nhằm thêm cảm hứng tập luyện và cũng để rèn luyện sức khỏe cho mình. Hãy thử tìm hiểu một số gợi ý như dưới đây:

  • Đi bộ: Đây là một dạng bài tập rất đơn giản và có thể thực hiện ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào. Người bệnh đái tháo đường nên đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày. Duy trì ít nhất từ 3 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.
  • Yoga: Các động tác yoga rất tốt cho những người mắc các căn bệnh mãn tính. Các nghiên cứu chỉ ra rằng yoga có thể làm giảm chỉ số khối cơ thể. Yoga còn góp phần kiểm soát đường huyết.
  • Thái cực quyền: Những chuyển động chậm rãi, nhẹ nhàng sẽ giúp thư giãn đầu óc cũng như toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân đái tháo đường luyện tập bộ môn này sẽ thấy mức đường huyết được cải thiện. Giúp cơ thể tràn đầy sức sống và năng lượng tích cực.

Nếu người bệnh đã lâu chưa hoạt động thể chất nhiều. Bạn hãy nhắc họ bắt đầu thật chậm rãi để cơ thể có thời gian thích ứng. Người bệnh cũng cần được kiểm tra mức đường huyết trước và sau khi tập để tránh nguy cơ hạ đường huyết khi tập luyện quá sức.

Chú ý đến vệ sinh

Việc giữ vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng để phòng tránh nhiễm trùng. Một vết xước hay vết thương dù rất nhỏ cũng cần điều trị sớm. Không để trở thành vết loét nghiêm trọng hay gây ra các biến chứng khác. Bạn hãy nhắc nhở người bệnh duy trì một số thói quen vệ sinh như dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng: Những người mắc bệnh đái tháo đường có nhiều nguy cơ gặp phải vấn đề về nướu răng, nấm miệng, khô miệng… Thế nên, bạn cần nhắc nhở người bệnh chải răng bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn. Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần trong ngày.
  • Chăm sóc bàn chân: Móng chân mọc quặm ăn sâu vào khóe móng sẽ dẫn đến nhiễm trùng cùng nhiều vấn đề khác. Người thân nên giúp kiểm tra móng chân của bệnh nhân mỗi tuần một lần xem có bị sưng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng không. Bạn cũng cần nhắc người thân mang giày dép thoải mái để tránh phồng rộp.
  • Tắm rửa kỹ lưỡng: Người bệnh tắm với nước ấm và xà phòng trung tính để ngăn ngừa khô da. Hãy lưu ý nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của đốm đỏ. Mụn nước hay vết loét trên cơ thể bệnh nhân để kịp thời điều trị.

Kiểm tra lượng đường trong máu

Kế hoạch chăm sóc bệnh đái tháo đường sẽ không thể bỏ qua bước kiểm tra lượng đường trong máu mỗi ngày. Hãy sớm cùng bệnh nhân nhận diện những triệu chứng cho thấy có bất thường với lượng đường trong máu.

  • Đường trong máu thấp: Lượng đường trong máu thấp có thể xảy ra nếu bệnh nhân đái tháo đường ăn quá ít hoặc dùng quá liều thuốc hạ đường huyết. Một số triệu chứng sẽ xuất hiện thường là chóng mặt, buồn ngủ, đổ mồ hôi, run rẩy, nhức đầu, đói bụng… Khi ấy, người chăm sóc cần cho bệnh nhân ngậm vài viên kẹo ngọt.  Uống nước pha với 3 muỗng đường hay uống nửa lon nước ngọt để làm tăng lượng đường trong máu trở lại.
  • Đường trong máu cao: Lượng đường trong máu cao thường xảy ra khi bệnh nhân đái tháo đường ăn nhiều hơn bình thường. Sử dụng thuốc hạ đường huyết chưa đủ liều. Bạn có thể nhận thấy dấu hiệu đường trong máu cao khi người bệnh khát nước, đi tiểu nhiều lần, sụt cân, kiệt sức, khô miệng, … Lúc này, hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước và đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra kịp thời.

Lưu ý các vấn đề trong điều trị

Biện pháp phổ biến để kiểm soát và điều trị đái tháo đường là sử dụng thuốc điều trị và tiêm insulin khi cần thiết. Insulin có thể dùng khi bệnh nhân không thể dùng thuốc viên hay khi thuốc viên không thể giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, insulin lại có tác dụng phụ là làm tăng cân và hạ đường huyết. Do đó, tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc cách điều trị thích hợp.

Với vai trò là người chăm sóc, bạn nên nhắc người bệnh uống đúng loại thuốc, đúng thời gian quy định, đủ liều lượng để thuốc phát huy công dụng tối đa. Còn khi đi bác sĩ khám bệnh, bạn cũng nên đi cùng người bệnh để cùng nghe hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Bạn hãy tranh thủ và mạnh dạn trao đổi với bác sĩ thông tin cần thiết về bệnh tình của người thân để có thể hỗ trợ họ điều trị hiệu quả hơn. Hãy hỏi kỹ về phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường và chủ động nhờ bác sĩ tư vấn lựa chọn loại thuốc chất lượng phù hợp với điều kiện kinh tế.

Các vấn đề trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Chăm sóc trẻ em bị tiểu đường

Thông thường trẻ em sẽ bị mắc bệnh tiểu đường type 1 do các em còn nhỏ. Chế độ ăn uống của mình chưa kiểm soát được, dẫn đến việc tăng insulin. Lúc này cha mẹ sẽ là người vô cùng quan trọng, ở bên cạnh và chăm sóc các em. Cha mẹ hướng dẫn việc sử dụng thuốc cũng như xây dựng một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học nhất.

Bất kỳ một hoạt động nào, đặc biệt là sự căng thẳng. Áp lực học hành có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Vậy nên, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và xây dựng kế hoạch chăm sóc sao cho phù hợp.

Chăm sóc người cao tuổi bị tiểu đường

Đối với người cao tuổi, việc chăm sóc chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do ảnh hưởng của tuổi tác, người cao tuổi sẽ dễ dàng bị quên. Đôi khi lẫn khi sử dụng thuốc, hoặc không tuân thủ chế độ ăn uống. Vì vậy việc kiểm soát lượng đường huyết sẽ khó khăn hơn. Đi kèm với đó là các bệnh lý người cao tuổi như tim mạch, huyết áp,… cũng dễ dàng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hơn.

Người cao tuổi cũng ít hoặc khó khăn trong việc nhận biết các dấu hiệu tăng, hạ đường huyết nên dễ gặp biến chứng nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường cao tuổi sẽ rất cần thiết. Hơn nữa còn cần đến sự sát sao của những người thân trong gia đình.