Các yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2

Chỉ số tiểu đường cho chúng ta biết được gì?

Bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh dựa vào chỉ số tiểu đường là rất quan trọng. Giúp nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh từ đó có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Chỉ số tiểu đường (chỉ số xét nghiệm tiểu đường) là gì?

Chỉ số tiểu đường – đường huyết (blood sugar) là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường.

Để có kết luận chính xác, bác sĩ sẽ đo chỉ số đường huyết lúc đói (thử ít nhất 2 lần liên tiếp) và đường huyết sau khi ăn. Kết quả xét nghiệm này sẽ phản ánh nồng độ gucose trong máu của bạn . Sau đó đưa ra kết luận chính xác rằng bạn có đang mắc phải bệnh tiểu đường hay không.

Chỉ số tiểu đường

Chỉ số tiểu đường ở mức an toàn:

Lượng đường trong máu là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể. Nó được chuyển hóa từ các loại thực phẩm chúng ta hấp thụ qua các bữa ăn hàng ngày. Ở một người bình thường cần một lượng glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Lượng glucose thường nằm ở mức giới hạn sau:

Ở thời điểm trước bữa ăn (đường máu lúc đói): khoảng 90-130 mg/dl hay 5-7,2 mmol/l
Sau ăn khoảng 1-2 tiếng: dưới 180 mg/dl hay dưới 10 mmol/l
Có thể đo lượng glucose trước khi đi ngủ: khoảng 100-150 mg/l hay 6-8,3 mmol/l

Các chỉ số glucose trong máu trên là những chỉ số đường huyết ở một người bình thường cần có để nuôi cơ thể và ở mức an toàn. Đo chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo. Sau đó đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Chỉ số đường huyết ở mức không an toàn

Ở một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường thì chỉ số xét nghiệm tiểu đường là điều vô cùng cần thiết. Chúng giúp phản ánh lượng đường huyết trong cơ thể ở tình trạng nào. Từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu chỉ số xét nghiệm tiểu đường lúc đói (trong khoảng 8 tiếng trước khi ăn) có kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ bạn đã bị tiểu đường. Lúc này bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói của bạn đo được nằm trong khoảng từ 110-126 mg/dl (6,1-7 mmol/l) thì có thể bạn đang bị rối loạn đường huyết lúc đói hay còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. Khi này bạn cũng nên đi thăm khám với bác sĩ sớm. Từ đó có biện pháp điều chỉnh hiệu quả giúp lượng đường huyết duy trì về mức độ ổn định.

Trường hợp đo lại lượng đường huyết trong lúc đói với 2 kết quả của 2 lần đo nằm ở 2 mức trên khác nhau. Bạn nên đem kết quả đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Nếu chỉ số xét nghiệm tiểu đường hay glucose trong máu của bạn dưới 100 mg/dl hay dưới 5,7 mmol/l. Lúc này đường huyết của bạn đang ở mức an toàn và không mắc bệnh tiểu đường.

Các xét nghiệm tiểu đường chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm lượng Glucose trong máu

Ở những người khỏe mạnh, hàm lượng Glucose trong máu lúc đói là (3,9 – 6,4mmol/L), khoảng 70-100 mg/dl. Khi hàm lượng Glucose trong máu vượt ngoài mức bình thường hay là cao hơn hoặc bằng 7mmol/L, đồng nghĩa với việc bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường.

chỉ số tiểu đường
chỉ số tiểu đường

Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói

Để có thể thực hiện được xét nghiệm này một cách chính xác. Bạn phải tiến hành nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ để đánh giá đúng sự điều chỉnh glucose máu trong cơ thể.

Nếu lúc đói, kết quả xét nghiệm đưa ra lượng đường của bạn vẫn cao. Điều này cho thấy chức năng điều hòa Glucose trong máu kém hiệu quả, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Như đã nói ở trên, phạm vi đường huyết ở người bình thường lúc đói từ 3,9 – 6,4mmol/L. Nếu lượng đường huyết của bạn vượt quá 7mmol/L có nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường.

Còn nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu của bạn thấp hơn 3,9 mmol/L. Hoặc nằm trong khoảng 6,4mmol/L – 6,9 mmol/L. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện lại xét nghiệm vào ngày hôm sau hoặc có thể làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Tương tự như xét nghiệm hàm lượng Glucose lúc đói. Xét nghiệm này được tiến hành sau khi bạn đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một ly nước có chứa 75g glucose và tiến hành xét nghiệm sau 2 giờ đồng hồ kể từ khi uống ly nước.

Tại thời điểm xét nghiệm, phạm vị đường huyết ở những người bình thường là dưới 7,8 mmol/L. Nếu chỉ số xét nghiệm đường huyết của bạn từ 7,8 – 11 mmol/L có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Nếu kết quả là trên 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận là bạn đã bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên

Nếu kết quả xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên cao hơn 11,1 mmol/L thì có thể là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường được tiến hành 2 lần. Hoặc bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của tiểu đường. Nếu kết quả vẫn là 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận bạn bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c được sử dụng để đánh giá tổng thể lượng đường trong máu trong thời gian dài 2 tháng. Đồng thời đánh giá tính hiệu quả của phương pháp kiểm soát đường máu ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Chỉ số HbA1c ở những người bình thường, khỏe mạnh có giá trị ở dưới 5,7%. Nếu giá trị này nằm trong phạm vi từ 5,7 – 6,4 % thì có thể bạn đang có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số HbA1c có giá trị trên 6,4 %thì bạn bị mắc bệnh tiểu đường.