kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường

Chuẩn đoán và kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường

Tăng huyết áp góp phần quan trọng làm tăng mức độ nặng, tăng mức độ tàn phế và tỷ lệ tử vong của người bệnh đái tháo đường. Vì vậy cách chuẩn đoán và kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường?

kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường

Chuẩn đoán tăng huyết áp ở người tiểu đường

Huyết áp ở người tiểu đường khi mức huyết áp tối đa ≥ 140mmHg hoặc/và huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg. Trên bệnh nhân tiểu đường týp 1, tăng huyết áp thường đi kèm bệnh lý thận. Trên bệnh nhân týp 2, tăng huyết áp có thể cùng xuất hiện với các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Các yếu tố này đều có cùng một rối loạn tiềm ẩn là đề kháng insulin và tăng insulin máu.

Riêng tiểu đương týp 2, tăng huyết áp gặp ở nữ nhiều hơn nam. Và huyết áp tâm thu tăng theo tuổi ở nữ chậm hơn.

Tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành gấp 2 lần ở nam và 4 lần ở nữ. Khi mắc cả tăng huyết áp và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ. Và làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong khi so với bệnh nhân tăng huyết áp nhưng không bị tiểu đường.

Do tầm quan trọng của mức huyết áp đối với bệnh nhân tiểu đường. Nên khi phát hiện tăng huyết áp, các chuyên gia tim mạch khuyên nên làm thêm các xét nghiệm như:

+ Siêu âm doppler động mạch cảnh, động mạch thận, động mạch 2 chi dưới;

+ Siêu âm tim (đánh giá phì đại thất trái, chức năng tâm trương…)

+ Tìm microalbumine trong nước tiểu;

+ Soi đáy mắt; khám bàn chân;

+ Đo chỉ số huyết áp tâm thu còn gọi chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay (ABI: Ankle Brachial Index). Nếu có điều kiện, có thể theo dõi huyết áp trong 24 giờ.

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì?

kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường

Để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh béo phì. Tăng cường tập thể dục thể thao, tránh stress. Một trong những biện pháp quan trọng để ổn định huyết áp là giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Nếu có tăng huyết áp nên hạn chế dưới 3 gram một ngày.

Một số cách đơn giản để giảm muối như: Nêm ít gia vị giàu muối như nước mắm, nước tương, tương ớt, chao, mắm các loại… lúc nấu ăn.

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chả lụa, bánh mì, bánh ngọt… Sử dụng gia vị khác như cà ri, hành, tỏi, gừng, riềng, rau mùi, ngũ vị hương. Pha loãng nước chấm trên bàn ăn như nước tương, nước mắm thay vì dùng nguyên chất. Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp

Ăn nhiều rau cải và trái cây

Trái cây và rau cải dễ mang theo như chuối, cà rốt đều tốt cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp. Rau cải và trái cây tươi không làm biến động nồng độ đường trong máu như các thực phẩm có đường khác, hay các loại ngũ cốc tinh chế. Ngoài ra, rau cải và trái cây còn chứa hàm lượng natri thấp, rất lý tưởng cho những ai mắc bệnh cao huyết áp.

Các loại hạt

Các loại hạt chưa qua chế biến như hạt điều, hạnh nhân đều là lựa chọn nhanh, tiện lợi và tốt cho sức khỏe. Ăn các loại hạt trên (không thêm muối) có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim (căn bệnh mà những bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp có nguy cơ mắc phải cao) và chúng là thức ăn nhẹ thân thiện với những bệnh nhân cao huyết áp.

Ngũ cốc nguyên cám

Các loại ngũ cốc nguyên cám dễ ăn như bột yến mạch và lúa mì nguyên cám. Là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp giữ nồng độ đường trong máu ổn định và giảm sự thèm ăn. Giảm cân có thể giúp việc kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp dễ dàng hơn.

>> Xem thêm: Tránh bị đột quỵ khi gặp thời tiết giao mùa ở người bệnh tiểu đường, huyết áp