yến mạch cho người tiểu đường

Cách sử dụng yến mạch cho người tiểu đường sao cho hiệu quả!

Sử dụng yến mạch cho người tiểu đường cùng các loại hạt ngũ cốc hoặc kết hợp trong những bữa ăn hàng ngày có thể cải thiện hiệu quả sức khỏe cho người bệnh. Sau đây là những cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường thông qua nội dung sau đây.

Tác dụng của yến mạch với bệnh nhân tiểu đường

Chất xơ là thành phần rất cần thiết cho cơ thể của người khỏe mạnh và người mắc bệnh tiểu đường. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, trong điều kiện sức khỏe bình thường, nam giới cần cung cấp 38 gram chất xơ và nữ giới cần cung cấp 25 gram chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Ở người tiểu đường, lượng chất xơ cần được bổ sung nhiều hơn bình thường cụ thể là 40 gram.

yến mạch cho người tiểu đường
Yến mạch cho người tiểu đường

Trùng hợp thay yến mạch rất giàu chất xơ bao gồm cả chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan. Cụ thể, cứ mỗi 30 gram yến mạch sẽ có tới 4 gram chất xơ rất có lợi để kéo dài thời gian hấp thu glucose từ đó điều hòa đường huyết, tránh tăng đường huyết đột ngột dẫn đến biến chứng. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của yến mạch rất thấp, ăn yến mạch còn có tác dụng đáng kể trong quá trình giảm cân, giảm viêm và các nguy cơ tim mạch, mỡ máu.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 nên dùng loại yến mạch nào?

Có thể chế biến yến mạch thành nhiều dạng:

  • Yến mạch cán: Bột yến mạch được hấp và cán phẳng, tạo thành hình vảy
  • Yến mạch nhanh (Quick Oat) Yến mạch được hấp trong thời gian lâu hơn và cuộn thành những miếng mỏng hơn để nấu nhanh hơn.
  • Yến mạch Steel-Cut: Kích thước lớn hơn yến mạch cán và mất nhiều thời gian hơn để nấu
  • Cháo yến mạch làm bằng những viên yến mạch đã được hấp và nghiền thành bột

Trong đó, yến mạch Steel-Cut là loại tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Vì chúng là loại yến mạch ít được xử lý nhất. Trong khi đó, yến mạch cán có chỉ số đường huyết cao hơn so với yến mạch Steel-Cut vì chúng đã được nấu chín một phần. Nhìn chung, yến mạch càng được chế biến kỹ, chúng càng chứa ít chất xơ có lợi.

Ngoài ra, nếu bạn muốn ăn một bát yến mạch có hương vị, bạn có thể ăn kèm với trái cây tươi. Hoặc các loại hạt như chuối, mâm xôi, việt quất, hạnh nhân và quả óc chó… Nhưng hãy chú ý là chỉ nên ăn một phần nhỏ các loại topping kèm theo này.

Việc ăn yến mạch thường được khuyến cáo là không nên bổ sung chất làm ngọt nào, ngoại trừ trái cây.
Cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường

Hướng dẫn cách chọn yến mạch

Trên thực tế, các sản phẩm yến mạch được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm: Yến mạch cán dẹp, yến mạch ăn liền, yến mạch steel cut và bột yến mạch. Và loại được khuyên nên chọn lựa nhiều hơn cả khi mắc bệnh tiểu đường (nhất là trường hợp tiểu đường tuýp 2) là yến mạch steel cut. Nguyên nhân chủ yếu vì steel cut chỉ được chế biến sơ và còn giữ được đa phần giá trị dinh dưỡng. Trong khi đó, các sản phẩm càng được chế biến kỹ, đặc biệt là loại ăn liền, sẽ có ít dinh dưỡng hơn.

Các món cháo yến mạch thích hợp cho bệnh tiểu đường

yến mạch cho người tiểu đường
yến mạch cho người tiểu đường

Cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường có một vai trò quan trọng trong việc quyết định món ăn có thích hợp hay không. Bởi đôi lúc, ngoài yến mạch, lượng gia vị muối, đường, dầu mỡ, bơ và các thực phẩm kết hợp sẽ trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng đường huyết. Do đó, tốt hơn hết nên thực hiện những món ăn thanh đạm và kết hợp với các loại thực phẩm cũng có ích cho bệnh tiểu đường như gợi ý sau:

Cháo yến mạch sữa tươi

Cháo yến mạch sữa tươi là món ăn đòi hỏi chuẩn bị nguyên liệu đơn giản. Nhưng lại rất có lợi trong việc phòng chống bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Yến mạch: 1 chén vừa ăn (Chọn loại yến mạch steel cut)
  • Sữa tươi: 500ml (Chọn sữa tươi không đường, tách béo hoặc ít béo). Nếu không thích nấu bằng sữa có thể thay thế bằng nước lọc.

Cách thực hiện

• Ngâm yến mạch trong sữa hoặc nước lọc 10 phút sau đó nấu với lửa nhỏ và khuấy sơ để cháo không dính vào đáy nồi. Trong quá trình nấu tốt hơn hết không nên thêm gia vị như đường hay sữa đặc bởi đối với bệnh nhân tiểu đường đây là những gia vị bất lợi. Lưu ý canh tỷ lệ sữa (nước) và yến mạch tương ứng 5:1 là thích hợp nhất để cháo vừa ăn, không bị sệt cứng.

>>Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn sữa dành cho người bị tiểu đường

Cháo yến mạch rau củ

Món cháo yến mạch rau củ nhiều màu sắc vừa đẹp mắt, hấp dẫn lại thơm ngon và dễ dùng. Đặc biệt cháo thích hợp cho cả các thành viên khác trong gia đình. Trong đó có cả trẻ nhỏ và người cao tuổi cho nên có thể nấu thường xuyên.
Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Yến mạch: 1 chén vừa ăn (Chọn loại yến mạch steel cut)
  • Cà rốt: nửa củ hoặc 1 củ
  • Bông súp lơ: 3 bông

Cách thực hiện
Lấy yến mạch ngâm trong nước 15 phút sau đó nấu với lửa vừa. Cà rốt và bông súp lơ cần làm sạch sau đó cắt hạt lựu vừa ăn. Đến khi cháo sôi, cho rau củ đã thái vào nấu chung, dùng thìa khuấy đều để yến mạch không dính vào đáy rồi nêm nếm một ít gia vị cho vừa ăn.

Cháo hàu yến mạch

Hàu, yến mạch đều là những thành phần có lợi cho bệnh tiểu đường. Nấu món cháo hàu yến mạch dùng làm bữa ăn sáng còn bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Giúp hồi phục sức khỏe, và tăng cường đề kháng cho cả gia đình.
Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Yến mạch: 1 chén vừa ăn khoảng 30 gram (Chọn loại yến mạch steel cut)
  • Hàu sữa: 50 gram
  • Hạt sen: 20 gram (Chọn hạt đã lột vỏ và lấy nhụy)
  • Nấm: 30 gram (Có thể dùng nấm rơm, nấm hương hoặc nấm đùi gà)
  • Hành tím: 1 củ
  • Hành ngò: 3 cọng

Cách thực hiện

  • Lấy yến mạch ngâm trong nước 15 phút sau đó nấu với lửa vừa cùng với hạt sen được làm sạch. Nấm ngâm với nước muối, làm sạch và thái lát mỏng hoặc cắt hạt lựu. Hành tím thái lát, băm nhuyễn. Hàu rửa sạch, để ráo nước.
  • Bắt chảo lên bếp thêm 1 muỗng cà phê dầu thực vật và phi hành đến vàng. Vớt ½ hành ra sau đó cho nấm vào, nêm nếm vừa ăn và tiếp tục thêm hàu vào xào đến khi săn lại.
  • Khi cháo nở đều, cho hàu và nấm đã chuẩn bị vào nấu chung đến khi sôi lại thì tắt bếp. Múc cháo ra tô, cắt nhuyễn hàng ngò trang trí rồi thêm ít hành phi lên trên sau đó thưởng thức.