dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới

Một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nam giới

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới là như thế nào? Bạn có thể đẩy lùi được những biến chứng bệnh tiểu đường này nếu bạn nhận biết được các dấu hiệu sớm để kịp thời điều trị bệnh.

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ đặc trưng không phân biệt nam giới hay nữ giới, bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm gây mất ngủ kéo dài
  • Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi cùng cực
  • Thị lực bị giảm, hình ảnh nhìn thấy có thể bị móp méo
  • Giảm cảm giác ở bàn tay, bàn chân
  • Các vùng da nếp gấp trên cơ thể như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, khoeo chân, nách, dưới cổ… sậm màu
  • Các vết thương nhẹ nhưng lâu lành, có nguy cơ nhiễm trùng cao
  • Luôn cảm thấy khát nước và đói
  • Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên do
  • Hơi thở hôi, có mùi aceton

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới

dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới

Rối loạn cương dương (ED) do tiểu đường

Với rối loạn cương dương, một người đàn ông không có khả năng giữ dương vật cương cứng trong suốt thời gian quan hệ tình dục. Đàn ông mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ED cao gấp ba lần người bình thường. Nam giới độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc ED càng lớn.

Rối loạn cương dương (ED) do tiểu đường: dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới

Đàn ông mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng mắc bệnh tim, ED có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về mạch máu. Nếu bị cả bệnh tim và ED thì nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Một số loại thuốc ED không an toàn khi dùng cùng với một số loại thuốc tim mạch, vì vậy hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc nào mà đang dùng.

Nấm dương vật

Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nam giới bạn có thể không nghĩ đến. Nồng độ đường trong máu tăng lên sẽ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm. Các chuyên gia lưu ý rằng, người đàn ông có thể bị nhiễm nấm dưới da quanh dương vật. Đặc biệt nếu họ không cắt bao quy đầu.

Thường xuyên đi tiểu

Thường xuyên đi tiểu là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà ít người nghĩ đến. Tuy nhiên, thường xuyên đi tiểu cũng có thể là vấn đề ở tuyến tiền liệt. Do đó bạn nên thực hiện các bài kiểm tra y tế để biết chính xác bệnh tình của mình.

Mệt mỏi

Mệt mỏi có thể là do lượng đường trong máu tăng lên. Mức insulin thích hợp cho phép glucose xâm nhập vào tế bào từ dòng máu tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nhưng khi các tế bào không thể hấp thụ đường sẽ không giải phóng năng lượng khiến bạn có thể cảm thấy kiệt sức.

Giảm hoặc tăng cân không có lý do

Do cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên. Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn và gây tăng cân.

Đau ngực trong khi tập thể dục

Các vấn đề về chuyển hóa liên quan đến tiền tiểu đường như huyết áp cao làm bạn có nguy cơ cao hơn về các vấn đề như đau ngực hoặc thiếu máu cục bộ, đặc biệt là khi tập thể dục.

Xuất tinh sớm

Cùng với các vấn đề tình dục như rối loạn cương dương, có hội chứng chuyển hóa (khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2). Tiểu đường cũng liên quan đến xuất tinh sớm. Trong thực tế, nó có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nam giới.

Không có triệu chứng

Điều này rất đáng sợ vì nếu bạn vẫn ở giai đoạn tiền tiểu đường. Bạn có thể không có triệu chứng trong nhiều năm. Trong một nghiên cứu năm 2017, chỉ có 6% các bác sỹ có thể xác định được tất cả các yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân khi tiến hành sàng lọc. Do đó, bạn nên khám sức khoẻ hàng năm để có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh khác.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ dấu hiệu bệnh tiểu đường, hãy khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt nếu nhà bạn có tiền sử gia đình bị cao huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu đường.

Làm thế nào để kiểm soát tình trạng bệnh?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa vấn đề về tiết niệu và các vấn đề liên quan đến tiểu đường khác là duy trì nồng độ glucose trong máu ở mức bình thường. Phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc, tập thể dục và một chế độ ăn uống thích hợp. Thuốc chống rối loạn cương dương, chẳng hạn như tadalafil (Cialis), vardenafil (Levitra) và sildenafil (Viagra) đều có thể điều trị rối loạn cương dương.

Để tránh các phản ứng gây hại từ thuốc, bạn nên thảo luận với bác sĩ về tất cả các loại thuốc và các chất bổ sung.

Đôi khi, tình trạng bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim có thể dẫn đến các vấn đề về tinh thần như lo âu hay trầm cảm. Đây có thể là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn cương dương, cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn bắt đầu có cảm giác tuyệt vọng, buồn phiền, lo âu hay lo lắng.

Nếu thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ của bạn bị thay đổi, hãy báo với bác sĩ những triệu chứng đó. Bằng cách kiểm soát tâm lý, bạn có thể hạn chế các ảnh hưởng của bệnh đến phần còn lại của cơ thể.

Nam giới mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn nữ giới. Tiểu đường phát triển ngày càng nhiều ở khắp mọi nơi, bao gồm cả ở trẻ em. Sự gia tăng của bệnh béo phì có thể là nguyên nhân chủ yếu.