Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường một khách khoa học là rất quan trọng đối với những người mắc bệnh. Vậy một chế độ dinh dưỡng như thế nào là tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường?
Mối quan hệ giữa bệnh đái tháo đường và dinh dưỡng
Đái tháo đường là một căn bệnh biểu hiện bằng việc mức đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Đường được tạo ra bởi từ thức ăn, phần lớn là từ carbohydrate. Khi bạn tiêu thụ carbohydrate, mức đường huyết của bạn sẽ tăng lên. Theo dõi lượng carbohydrate bạn tiêu thụ có thể giúp bạn giữ mức đường huyết trong khoảng mục tiêu.
Carbohydrate là gì?
Carbohydrate (carb) là các chất tinh bột, đường, và xơ trong chế độ ăn của bạn. Tinh bột có trong bánh mì, các loại mì, ngũ cốc, khoai tây, đậu hà lan, đậu lăng…. Đường tự nhiên có trong trái cây, sữa, và rau củ. Các món tráng miệng, thức uống ngọt, và kẹo có chứa các loại đường thêm vào. Chất xơ có trong tất cả các loại thức ăn từ thực vật – rau củ, trái cây, hạt và đậu. Chất xơ cũng giúp điều hòa sự ngon miệng và khả năng hấp thu thức ăn.
Các loại hạt nguyên cám chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn các loại hạt đã qua tinh chế, như bột trắng hay gạo trắng. Gạo lức, gạo tự nhiên, yến mạch, ngô, lúa mạch, bánh mì nguyên hạt, mì ống nguyên hạt, kê và diêm mạch là một số ví dụ về ngũ cốc nguyên hạt. Cần nhớ rằng mọi loại carb đều không có hại cho sức khỏe.
Cần ăn bao nhiêu carb và nên ăn loại carb nào?
Lượng carb bạn ăn vào phụ thuộc vào giới tính, trọng lượng cơ thể, tuổi, mức độ hoạt động và thuốc bạn đang sử dụng. Một đơn vị dùng trong tính toán dinh dưỡng carbohydrate chứa 15g cho một khẩu phần ăn. Phần lớn phụ nữ cần ít nhất 3 đến 4 đơn vị (45-60g) cho mỗi bữa ăn (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối), trong khi nam giới cần khoảng 4 đến 5 đơn vị (60-75g) cho mỗi bữa ăn. Kiểm tra mức đường huyết 2 giờ sau mỗi bữa ăn sẽ cho phép bạn điều chỉnh lượng carbohydrate bạn cần để có thể kiểm soát được mức đường huyết.
Trong khi số lượng carbohydrate tiêu thụ khá quan trọng, thì chất lượng carbohydrate cũng quan trọng không kém. Các loại hạt nguyên cám, đậu, rau củ và trái cây là tốt nhất.
Mức đường huyết khuyến cáo trước và sau bữa ăn
- Trước bữa ăn: 70-130 mg/dl (5,0-7,2 mmol/l)
- Sau bữa ăn: <180 mg/dl (<10,0 mmol/l)
Việc đếm lượng carb tiêu thụ sẽ giúp kiểm soát đường huyết như thế nào?
Việc kiểm soát đường huyết phụ thuộc vào việc kiểm soát lượng đường có trong máu của bạn. Tiêu thụ cùng một lượng carb mỗi ngày có thể giúp mức đường huyết ở mức mục tiêu. Mục tiêu là giữ cho mức đường huyết càng gần với giới hạn bình thường càng tốt. Đối với các bệnh nhân sử dụng insulin, đôi khi lượng insulin cần dùng cũng phụ thuộc vào lượng carb trong bữa ăn.
Các dùng lượng carb phù hợp cho các bữa ăn
Để bắt đầu, hãy hỏi bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn lên kế hoạch về lượng carbohydrate có thể dùng trong các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
Hãy học cách đọc nhãn thức ăn để biết thông tin về lượng carbohydrate. Kiểm tra lượng carb trong một khẩu phần ăn cũng như tổng lượng carbohydrate có trong thực phẩm. Quyết định bạn sẽ dùng bao nhiêu khẩu phần cho một bữa và tính lượng carbohydrate đó.
Ví dụ, nếu nhãn thức ăn cho thấy một lát bánh mì có chữa 15g carbohydrate và bạn chọn ăn 2 lát, bạn sẽ có tổng lượng carbohydrate tiêu thụ là 30g hay 2 đơn vị carbohydrate.
Bệnh nhân đái tháo đường cần đặc biệt chú ý đến lượng carbohydrate ăn vào. Nhưng cũng đừng quên bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất đạm nạc và chất béo lành mạnh để hoàn thiện kế hoạch cho bữa ăn của bạn.
Thêm các loại thức ăn này có thể giúp làm chậm sự hấp thu carbohydrate trong bữa ăn và có thể giúp kiểm soát đường huyết.
Một số ví dụ về một đơn vị khẩu phần carbohydrate
- 1/3 cốc cơm hay mì
- 1/2 cốc yến mạch nấu chín
- 1 lát bánh mì (1 oz)
- 1/2 cốc ngô
- 1/4 củ khoai tây lớn đã nấu chín
- 1/2 cốc đậu nấu chín (đậu đen hay đậu thận)
- 1 miếng trái cây nhỏ hay 100 ml nước trái cây
- 200ml sữa
- 150 mg ya-ua
Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn cũng cần nhớ rằng phải điều trị bệnh một cách nghiêm túc.
>> Xem thêm: Nguyên tắc làm tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường