Giảm cân ở người tiểu đường

Lưu ý khi giảm cân ở người bệnh tiểu đường

Khi bị sút cân không chủ đích, thay vì cảm thấy vui mừng thì bạn nên thận trọng hơn. Thực tế, tình trạng giảm cân ở người bệnh tiểu đường ngoài ý muốn là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. 

Giảm cân đột ngột: Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, insulin không đủ sẽ ngăn cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Khi điều này xảy ra, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng, làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.

Giảm cân ở người tiểu đường
Giảm cân ở người tiểu đường

Giảm cân đột ngột thường được thấy ở những người trước khi chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1 .Nhưng điều này cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thực tế, cân nặng của bạn cân được xác định bởi một số yếu tố bao gồm tuổi tác. Và lượng calo của bạn và sức khỏe tổng thể. Khi bạn đến tuổi trung niên, cân nặng của bạn sẽ duy trì tương đối ổn định từ năm này sang năm khác. Giảm hoặc tăng một vài cân có thể là hiện tượng bình thường. Nhưng giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân thì rất có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Giảm cân ở người bệnh tiểu đường sẽ giúp bệnh thuyên giảm

Khi bạn bị bệnh tiểu đường, giảm cân cùng với xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh tiểu đường của bạn thuyên giảm. Khi bạn thừa cân và mắc bệnh tiểu đường loại 2, biện pháp giảm cân sẽ hạ đường huyết giúp bạn cải thiện sức khỏe.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và bệnh diễn biến phức tạp. Vì vậy, trong quá trình giảm cân người bệnh cần làm việc chặt chẽ với bác sĩ. Tham khảo ý kiến các chuyên gia về lượng đường trong máu, insulin và thuốc.

Thậm chí, nếu bạn giảm từ 4kg đến 5kg, điều đó sẽ có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như: Giảm hạ đường huyết, hạ huyết áp, mức cholesterol tốt hơn. Giảm căng thẳng ở hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân của bạn, tâm trạng bạn sẽ thoải mái hơn

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý cân bằng phù hợp giữa bệnh tiểu đường và giảm cân. Bạn hãy thường xuyên kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn trong quá trình giảm cân.

Đồng thời, hãy kiểm soát lượng thức ăn được nạp vào cơ thể, theo tính toán. Những người mắc bệnh tiểu đường nên cắt giảm 500 calo mỗi ngày. Các chất cần cắt giảm bao gồm: protein, carbohydrate và chất béo. Carbs có tác dụng lớn nhất đối với lượng đường trong máu. Những thực phẩm có chất xơ (ví dụ như bánh mì và rau củ nguyên hạt) tốt hơn nhiều so với việc ăn các loại carb có đường hoặc tinh bột. Bởi vì chúng ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu của bạn và chúng nhanh chóng được tiêu hóa.

Tập thể dục đúng cách giúp cải thiện bệnh tiểu đường

Một trong nhiều lợi ích của việc tập thể dục là nó giúp giữ lượng đường trong máu của bạn cân bằng. Bạn cũng có nhiều khả năng giảm cân nếu tập thể dục thường xuyên. Để đem lại hiệu quả sức khỏe tốt nhất, bạn hãy đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân.

Người đái tháo đường tập thể dục như thế nào?
Người đái tháo đường tập thể dục như thế nào?

Ví dụ: Đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần để cải thiện sức khỏe của bạn. Bạn có thể chia thời gian theo bất kỳ cách nào bạn chọn.

Hoạt động vật lý đốt cháy cả đường trong máu và đường được lưu trữ trong cơ và gan. Nếu bạn sử dụng insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác, bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi bạn bắt đầu tập thể dục. Bạn nên nói chuyện lại với bác sĩ về việc giảm liều thuốc và insulin trong khi bạn tập thể dục thường xuyên.

Ngoài chăm chỉ tập luyện, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ như trái cây, bánh quy giòn, nước trái cây và soda trong mỗi buổi tập. Lưu ý, mỗi loại bài tập của bạn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khác nhau.