Hiện tại, biến chứng thận ở người tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính, suy thận.
Các tổn thương thận do đái tháo đường gây ra bao gồm
Tổn thương cầu thận: Xơ hóa mạch thận lan tỏa, tổn thương dạng nốt, xơ hóa màng đáy cầu thận, xơ hóa ổ.
Tổn thương mạch thận: Thoái hóa kính (hyalin hóa) lớp áo giữa mạch thận, xơ hóa mạch thận.
Tổn thương tổ chức kẽ thận: Thoái hóa kính ống lượn gần, lắng đọng phức hợp glycogen (hội chứng Armami-Ebstein), teo ống thận, xơ hóa kẽ thận.
Biểu hiện của biến chứng thận ở người tiểu đường
Ở giai đoạn đầu, biến chứng thận ở người đái tháo đường thường chỉ có xét nghiệm nước tiểu mới phát hiện được bệnh. Bởi vì phải đến giai đoạn muộn chúng ta mới có thể nhận thấy được biểu hiện của bệnh thận đái tháo đường. Người bệnh thường gặp phải những biểu hiện sau:
Phù bàn chân, cẳng chân, phù mặt:
Do giảm chức năng làm việc (lọc) nên dẫn đến tình trạng ứ đọng nước, ứ đọng muối trong cơ thể.
Nước tiểu bất thường: Nước tiểu có bọt, có bong bóng. Lượng nước tiểu nhiều hoặc ít bất thường và nặng hơn là có máu trong nước tiểu.
Huyết áp tăng cao
Nôn, buồn nôn:
Do tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Chán ăn, mệt mỏi, dễ bị hạ đường huyết:
Do nồng độ ure trong máu cao (hội chứng ure huyết) sẽ khiến thức ăn có vị khác đi. Làm mất đi cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi và từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.
Xanh xao, thiếu máu:
Thiếu máu rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ Erythropoietin( là một hormone thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương). Thiếu máu khiến người bệnh thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh.
Khó thở:
Do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu (thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy ) sẽ gây cảm giác khó thở.
Phòng tránh biến chứng thận ở người tiểu đường
Biến chứng nguy hiểm ở thận hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cách phòng tránh tốt nhất là kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp. Và kết hợp chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Nhiều nghiên cứu, đã thấy được hiệu quả của việc điều trị kiểm soát tốt đường huyết lâu dài hạn chế được biến chứng thận có thể kéo dài nhiều năm sau khi mắc bệnh đái tháo đường.
Kiểm soát tốt lượng đường huyết của bạn
Đầu tiên bạn cần gặp chuyên gia để kiểm tra chỉ số HbA1C. HbA1C là xét nghiệm máu cho thấy mức đường huyết trung bình của bạn trong 3 tháng qua. Điều này khác với kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà mà bạn có thể tự làm. Số HbA1C của bạn càng cao, mức đường huyết của bạn càng cao trong 3 tháng qua.
Mục tiêu của người bệnh tiểu đường là giữ đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép (dưới 7mmol/l lúc đói và dưới 10mmol/l sau ăn 2 giờ). Đạt được mục tiêu giữ đường huyết ổn định như vậy không chỉ giúp bạn kiểm soát được bệnh tiểu đường mà còn giúp bảo vệ thận không gặp phải những biên chứng nguy hiểm.
Để đạt được mục tiêu HbA1C luôn nằm trong giới hạn cho phép chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ giúp bạn kiểm tra đường huyết và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cần bổ sung những thực phẩm nào và hạn chế những thực phẩm nào, các bài tập luyện, vận động và sử dụng thuốc theo đúng liệu trình.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hỏi chuyên gia về lịch kiểm tra tiếp theo để theo dõi tình hình sức khỏe. Lưu ý xem phương pháp điều trị có hiệu quả hay không và cần điều chỉnh thêm gì không.
Kiểm soát huyết áp của bạn
Huyết áp là lực máu của bạn chống lại thành mạch máu. Huyết áp cao khiến tim bạn làm việc quá sức và nó có thể gây ra cơn đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Mục tiêu huyết áp cho hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường là dưới 140/90 mm Hg. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ làm việc với bạn để giúp bạn thiết lập và đạt được mục tiêu huyết áp của bạn. Bốn cách đơn giản để hạ huyết áp phải thực hiện đồng thời là: giảm cân (nếu có thừa cân). Cần ăn nhạt; bỏ rượu, thuốc lá và tập thể dục đều đặn. Nếu các biện pháp này không có hiệu quả thì cần dùng các thuốc hạ huyết áp sớm.
Thuốc làm giảm huyết áp cũng có thể giúp làm chậm tổn thương thận. Hai loại thuốc huyết áp, thuốc ức chế men chuyển và ARB đóng một vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ thận của bạn. Lưu ý là thuốc ức chế men chuyển và ARB không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Chế độ ăn uống hợp lý
Bạn cần tham khảo chế độ ăn uống hợp lý theo ý kiến của các chuyên gia. Bạn cần bổ sung một chế độ ăn giảm chất đạm (0,6 – 0,8g protein/kg thể trọng/ngày) để thận ít phải làm việc hơn và ít mất protein qua thận hơn. Tuy nhiên với người bị bệnh thận đái tháo đường, chế độ ăn giới hạn protein phải rất thận trọng. Và cần có sự đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng.
Phát triển hoặc duy trì thói quen lối sống lành mạnh
Thói quen lối sống lành mạnh có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đường huyết và huyết áp. Thực hiện theo các bước dưới đây cũng sẽ giúp bạn giữ cho thận khỏe mạnh:
- Bỏ thuốc lá.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để phát triển một kế hoạch bữa ăn cho bệnh tiểu đường và hạn chế muối và natri.
- Thường xuyên tập thể dục và vận động thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm cân hiệu quả.
- Nếu cơ thể thừa cân cần có những bài tập giảm cân và chế độ ăn phù hợp.
- Ngủ đủ giấc, ngủ khoảng 7 đến 8 giờ ngủ mỗi đêm. Và nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý bệnh tiểu đường.
Uống thuốc theo quy định
Thuốc có thể là một phần quan trọng trong quá trình điều trị của bạn. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ kê toa thuốc dựa trên mức độ bệnh cụ thể của bạn. Y học có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đường huyết và huyết áp. Bạn có thể cần dùng nhiều hơn một loại thuốc để kiểm soát huyết áp. Vì vậy bạn cần sử dụng thuốc theo đúng liệu trình, thời gian để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm đường huyết
Giảm đường huyết là phương pháp hiệu quả trong việc hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. Một số loại thảo dược như: tinh chất quế, berberin có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu tổn thương mạch máu thần kinh khi đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm thất thường.