thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Những lưu ý về thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường thế nào để người bệnh vừa ăn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn lành mạnh, khoa học?

thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường
Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Những lưu ý về bữa sáng cho người tiểu đường

– Giảm thiểu tinh bột: Không chỉ đối với bữa trưa hay tối, mà bữa sáng, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế tinh bột từ gạo nếp, gạo tẻ, bột mì, chỉ nên ăn gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám.

– Tránh ăn nhiều đường: Thay vì nước ngọt, café thì chỉ nên uống nước ép hoa quả hay nước lọc thôi.

– Cung cấp đủ lượng đạm (protein) cần thiết: Giúp tăng cường phát triển mô cơ, tạo ra cảm giác no lâu hơn. Nguồn thực phẩm chứa nhiều protein đó là trứng, sữa, đậu nành, thịt…

– Bổ sung thêm chất xơ: Giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đặc biệt giúp lượng đường huyết trong máu không bị tăng vọt sau ăn. Bữa sáng cho người bệnh với những chất xơ cần có là lúa mì, trái cây, yến mạch.

– Hạn chế ăn muối: Bạn hãy nhớ rằng, nên ăn ít muối nhất có thể để không làm tăng đường huyết và ảnh hưởng đến tim mạch nhé.

Một điều nữa mà người bệnh nào cũng nên chú ý đó là thời gian sử dụng bữa sáng cần cố định để kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu.

Bữa sáng cho người tiểu đường

thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường
Bữa sáng cho người tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường miễn là thỏa mãn các lưu ý trên thì có thể ăn đa dạng bữa sáng. Nếu như thấy bí bách thì có thể tham khảo một vài gợi ý như sau:

Rau củ

Một trong những lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng của người tiểu đường là rau củ. Đa số các loại rau củ đều phù hợp cho người tiểu đường, tuy nhiên những loại cây họ đậu sẽ tốt hơn cả. Bạn có thể trộn rau củ với dầu oliu, dầu dấm và cho thêm 1-2 quả trứng luộc nữa.

Bánh mỳ nguyên cám

Dù có chứa tinh bột, nhưng nếu bạn ăn uống một cách hợp lý, ăn kèm bơ đậu phộng, bơ hạn nhân thì bánh mỳ sẽ trở thành món ăn sáng tốt cho người tiểu đường. Thực phẩm này không làm đường tăng cao trong máu, hơn nữa cung cấp nhiều protein, chất béo tốt cho cơ thể, làm chậm quá trình tiêu hóa.

Trái cây

Những loại trái cây như cam, lê, đào, chuối, táo, việt quất…luôn chứa nhiều vitamin. Và cần thiết cho bữa sáng của người tiểu đường. Ăn kèm trái cây cùng cháo hay bánh mỳ sẽ rất tuyệt vời để gia tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh.

Yến mạch

Trong yến mạch có chứa cực nhiều chất xơ, giúp người bệnh no lâu và ít tăng đường huyết trong máu sau khi ăn. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể trộn cùng trái cây, nấu với trứng, trộn với sữa.

Trứng

Loại thực phẩm này tuy chứa nhiều cholesterol nhưng hoàn toàn đảm bảo. Và không ảnh hưởng đến nhiều đến mỡ máu. Trong khi đó, trứng chứa ít tinh bột ,nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mạch máu và mắt. Người bệnh tiểu đường đừng ngần ngại dùng bữa sáng với trứng nhé. Một số món ăn bắt đầu từ trứng như bánh mỳ nguyên cám kẹp trứng ốp, trứng ăn kèm cà chua, xà lách.

Bữa sáng cho bà bầu bị tiểu đường

– Thống kê có khoảng 4-7% mẹ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn em bé trong bụng. Nền tảng chính để điều chỉnh lại chỉ số đường huyết là chế độ ăn uống và tập luyện thể thao hợp lý.

– Tư duy của mẹ bầu là không ăn sáng để hạn chế đường nạp vào cơ thể. Thực tế thì sự sai lầm này càng dẫn đến tình trạng sức khỏe xấu hơn như rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, gây chóng mặt, hoa mắt.

Tương tự, thực đơn bữa sáng tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể là:

  • Ngày 1: Yến mạch nấu với thịt băm
  • Ngày 2: Bún cá và rau củ
  • Ngày 3: Bún gạo lứt nấu thịt bò, giá chần
  • Ngày 4: Cháo ngũ cốc nguyên cám
  • Ngày 5: Bánh mỳ nguyên cám, trứng chiên
  • Ngày 6: Ngũ cốc nguyên cám, salad rau củ
  • Ngày 7: Cháo thịt nạc, quả tráng miệng