Người bị bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được bún không? Câu hỏi khiến cho nhiều người bị bệnh tiểu đường thắc mắc. Bởi bún là một loại thực phẩm vừa tiện lợi vừa dễ ăn mà lại vô cùng quen thuộc đối với người Việt. Nếu dùng bún thay cho bữa cơm hàng ngày có tốt cho đường huyết của người tiểu đường hay không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu bác sĩ Trần Quốc Cường tại trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh thì bún tươi, bánh cuốn (bánh ướt), gạo cơm tấm là những thực phẩm thuộc nhóm có chỉ số đường huyết thấp. Chính vì thế, những người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm ăn bún.

Tuy nhiên, để an toàn khi ăn bún thì người bệnh tiểu đường cần lưu ý những thực phẩm dùng kèm theo bún như  thịt bò, thịt lợn,… bởi những thực phẩm này sẽ làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Vì vậy, người tiểu đường có nên ăn bún không còn phụ thuộc thêm vào những thực phẩm ăn kèm.

Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?
Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Ngoài ra, bún còn là thực phẩm phù hợp với những người bị béo phì và cho cả những người bình thường. Tuy nhiên, các thực phẩm khác như bánh mì, xôi…lại có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho những người bị tiểu đường.

Những lưu ý người bị tiểu đường khi ăn bún

Bệnh tiểu đường ăn bún được không? Người bị bệnh tiểu đường có thể an tâm ăn bún, nhưng phải có cách ăn bún đúng để không làm ảnh hưởng đến các chỉ số đường huyết trong máu. Dưới đây là những điều mà người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi ăn bún:

  • Hạn chế ăn cùng các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu…
  • Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều bún, chỉ nên ăn khoảng vài lần/ tuần. Vừa bớt ngán lại tốt cho sức khỏe.
  • Trong bún có carbohydrate tinh chế nên sau khi ăn sẽ làm cho lượng đường huyết tăng, nên khi cần ăn kèm với các loại rau anh để bổ sung thêm chất xơ giúp ngăn cản quá trình hấp thụ đường vào trong máu.
  • Bún thường được dùng với nước hầm xương, tuy nhiên trong nước hầm xương có chứa nhiều cholesterol nên sẽ không tốt cho người bệnh tiểu đường lớn tuổi.
  • Trong bún có chứa hàm lượng carbohydrate (đường đơn) cao, chất cung cấp các năng lượng cho hoạt động của cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên tác dụng ngược lại không tốt cho cơ thể.
  • Hiện nay, để làm nên những sợi bún trắng mịn, đẹp mắt thì người làm bún đã sử dụng không ít các chất phụ gia không tốt như hàn the, chất làm chua, các chất huỳnh quang,chất tẩy trắng,… rất nguy hiểm. Nên người bệnh tiểu đường cần sử dụng bún với lượng vừa phải đểm không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên để điều chỉnh lại khẩu phần ăn.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được bún không và nên ăn như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hi vọng thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức trong ăn uống sinh hoạt hằng ngày, từ đó bạn biết cách chăm sóc bản thân, gia đình, kiểm soát được căn bệnh tiểu đường giúp cuộc sống của bạn tốt hơn.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về: Cách điều trị tiểu đường bằng mướp hương hiệu quả