tiểu đường có ăn được sầu riêng không

Người bệnh tiểu đường có ăn được sầu riêng không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được sầu riêng không? Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng người bệnh tiểu đường không nên ăn sầu riêng. Sầu riêng là một loại quả vô cùng thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Sầu riêng còn là loại quả theo mùa nên lại càng được săn đón trên thị trường. Tuy nhiên, những người bệnh tiểu đường cần hết sức lưu ý khi ăn sầu riêng.

Liệu người bệnh tiểu đường có ăn được sầu riêng không?

Chỉ số đường trong máu của sầu riêng có thể làm cho lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường tăng đột ngột. Sầu riêng có chỉ số đường huyết rất cao, lên tới 70. Điều này có nghĩa là sau khi ăn loại quả này, chỉ số đường trong máu sẽ tăng rất nhanh.

Không thể phủ nhận sầu riêng là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng. Mỗi trái sầu riêng trọng lượng 1 đến 1.5 kg thường có đến 1000 calo. Ngoài ra, sầu riêng còn chứa nhiều protein, chất béo no, chất xơ dồi dào. Hàm lượng dinh dưỡng trong sầu riêng là rất cao. Trong mỗi múi sầu riêng có đầy đủ đường, đạm, chất béo, chất xơ và các vitamin thiết yếu.

tiểu đường có ăn được sầu riêng không
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường hạn chế ăn các loại quả chứa nhiều đường như sầu riêng, mít, nhãn,…

Sầu riêng là cấm kị đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thai kì. Khi ăn vào, hàm lượng đường huyết sẽ tăng cao, gây nguy hiểm cho cả thai nhi và cơ thể mẹ. Những người mắc béo phì, thừa cân cũng không nên ăn sầu riêng trong quá trình mang thai. Nếu vẫn muốn ăn, ta cần được sự đồng ý của bác sĩ và ăn đúng lượng chỉ định.

Ngoài sầu riêng, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh kiêng ăn các loại quả như nhãn, mít, chuối,… Lý do là vì chúng có hàm lượng đường cao, có thể khiến lượng đường huyết tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn trái cây tốt cho bệnh tiểu đường thai kỳ

Lưu ý khi người tiểu đường ăn trái cây

Trái cây là loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số điều sau.

  • Không nên ăn ngay sau bữa ăn vì có thể làm chỉ số đường huyết tăng đột ngột. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây trước bữa chính khoảng 2 tiếng đồng hồ. Các chuyên gia cho rằng khung giờ lý tưởng nhất để ăn là 10 và 14 giờ. Ngoài ra, ta nên lưu ý tránh ăn sau bữa tối hoặc ăn ngay trước khi đi ngủ.
  • Nên ăn kết hợp nhiều loại hoa quả chứ không chỉ chăm chăm vào ăn 1 loại duy nhất.
  • Người bênh tiểu đường tốt nhất nên ăn trực tiếp trái cây. Hơn nữa, nên hạn chế hoặc bỏ hẳn các loại trái cây khô, đóng hộp hay nước ép trái cây.
  • Không được ăn trái cây thay bữa chính hằng ngày. Nếu chỉ ăn không sẽ tăng nguy cơ rối loạn đường huyết và gây hại cho bao tử của người bệnh.
tiểu đường có ăn được sầu riêng không
Người mắc tiểu đường nên ăn trái cây nhưng cần lưu ý ăn đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất

>>> Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi ăn hải sản với bệnh nhân mắc tiểu đường

Hy vọng bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có ăn được sầu riêng không?” Còn nếu thật sự bạn quá muốn ăn, hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ điều trị riêng để được tư vấn chính xác nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ đồng ý nếu lượng đường huyết của người bệnh đã ổn định trong một thời gian nhất định. Khi đó, chuyên gia sẽ khuyên chỉ nên ăn một hay nữa múi mỗi lần và không thể ăn thường xuyên hằng ngày được.