Những lưu ý để uống thuốc tiểu đường đúng cách và hiệu quả

Ngoài việc kiểm soát chết độ ăn thì người bệnh tiểu đường phải lưu ý về việc uống thuốc tiểu đường đúng cách, kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

Những sai lầm hay gặp khi dùng thuốc tiểu đường

Ngưng thuốc đột ngột khi thấy đường huyết ở mức tốt

Ngày càng có nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị tăng đường huyết quá cao do bỏ thuốc điều trị. Bệnh nhân chủ quan không dùng thuốc sau khi hồi phục bởi họ nghĩ rằng đường huyết về chỉ số bình thường nghĩa là bệnh đã khỏi và không cần uống thuốc nữa hoặc gặp các tác dụng phụ của thuốc như mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa… nên bỏ thuốc.

Đây là những quan niệm hết sức sai lầm. Tiểu đường là bệnh lý mãn tính mà người bị bệnh phải sử dụng thuốc đến trọn đời. Không được ngưng thuốc dù chỉ số đường huyết đã hạ về mức an toàn. Việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc hàng ngày là nguy hiểm. Bởi khi đó, đường huyết không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào. Dễ xảy ra tình trạng hôn mê và các biến chứng.

Uống thuốc lúc nhớ lúc quên

Một số trường hợp khác, do không nhớ giờ uống thuốc, dẫn đến uống thuốc sai cách.
Ví dụ, các nhóm thuốc giúp tăng tiết hoặc tăng nhạy cảm insulin như sulfonylurea như metformin, Tolbutamide, Chlorpropamide, Glibenclamid, … cần uống trước bữa ăn 30 phút nhưng bệnh nhân lại nhầm với cách uống của glucobay là uống ngay trước bữa ăn hoặc glucopha uống sau bữa ăn.

Uống thuốc lúc nhớ lúc quên sẽ là một trong những sai lầm khi dùng thuốc

Cách uống thuốc như vậy, không những không mang lại hiệu quả. Uống thuốc như thế sẽ khiến cho người bệnh “uống thuốc như không”. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ghi vào giấy nhớ dán vào từng vỉ thuốc . Hoặc đặt đồng hồ báo uống thuốc để tuân thủ điều trị tốt hơn.

Lạm dụng thuốc

Bên cạnh dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và luyện tập rất quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Đường trong máu là loại đường đơn có trong thức ăn. Do đó, lượng đường chứa trong thức ăn khi nạp vào cơ thể tỷ lệ thuận với lượng đường hấp thu vào máu.

Việc tập luyện thường xuyên làm cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng. Năng lượng này được sản sinh do việc tiêu thụ đường ở mô cơ. Từ đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống. Nếu ỷ lại vào thuốc mà đường huyết kiểm soát không tốt, dần dần sẽ khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Chỉ uống thuốc điều trị đường huyết mà quên bệnh liên quan

Các chuyên gia cho biết tiểu đường rất dễ đi kèm với các bệnh chuyển hóa khác như mỡ máu. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường thường kèm theo mỡ máu tăng. Mỡ máu xấu cao tỷ lệ thuận với việc kháng insuline nên càng làm cho đường huyết khó hạ. Mặt khác, mỡ máu cao tạo mảng bám thành mạch nên dễ gây xơ vữa mạch. Tăng nguy cơ viêm tắc mạch máu chi, dễ bị các bệnh mạch vành, đột quỵ.

Uống thuốc tiểu đường không rõ nguồn gốc

Tâm lý có bệnh vái tứ phương khiến nhiều người thường dùng những loại thuốc truyền miệng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu chữa được bệnh thì không sao, nhưng nếu có nguy hiểm đến tính mạng thì ai là người chịu trách nhiệm?

Một số lưu ý uống thuốc tiểu đường đúng cách

Kiểm tra chỉ số đường huyết

Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này bắt đầu giảm xuống quá thấp

Uống thuốc tiểu đường đúng cách

Biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, run tay chân, vã mồ hôi, lạnh ẩm, nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê. Đo sẽ thấy chỉ số đường huyết dưới 2,5mmol/l.

Nguyên nhân do người bệnh đái tháo đường dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường, kiêng khem quá mức. Khi có các biểu hiện trên người bệnh nên ngậm ngay một viên kẹo, ăn một chiếc bánh quy hoặc uống một cốc sữa… để làm tăng đường huyết trở lại.

Các loại thuốc dùng để uống kiểm soát đường huyết có ưu điểm lớn là hạ đường huyết nhanh nhưng lại rất dễ gây tụt đường huyết bất chợt hoặc tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, nên người bệnh cần biết theo dõi diễn tiến bệnh, phát hiện các bất lợi của thuốc để thông báo kịp thời cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời…

Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng

Bệnh nhân nên lưu ý “uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng” để mang lại hiệu quả điều trị của thuốc trong việc ổn định đường huyết trong suốt 24 giờ/ngày. Nếu uống thuốc không theo giờ cố định có thể gây tăng, hạ đường huyết bất thường, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng.

Thông thường, các loại thuốc chữa tiểu đường được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút với loại có tác dụng nhanh, tác dụng chậm nên sử dụng trước khi ăn 60 phút.

Uống quá xa bữa ăn có thể dẫn đến tụt đường huyết, nên đối với mỗi loại thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn và nghe theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như:

  • Nhóm Sulfonylureas: Uống thuốc trước khi ăn 15 – 30 phút. Trong đó loại Diamicron MR chỉ uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng.
  • Nhóm Metformin: Nhóm thuốc này phải uống sau khi ăn để tránh tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa.
  • Nhóm Thiazolidinediones: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
  • Nhóm Acarbose: Uống thuốc vào đầu mỗi bữa ăn.
  • Nhóm ức chế DPP-4: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
  • Nhóm thuốc ức chế đồng vận chuyển Glucose – Natri ở thận (Dapagliflozin: Forxiga, Empagliflozin: Jardiance): Uống vào buổi sáng trước khi ăn.

Các tác dụng phụ của thuốc điều trị

Uống thuốc có thể có nhiều tác dụng phụ và sử dụng lâu dài ảnh hưởng tới gan, thận. Một số tác dụng phụ của các loại thuốc uống tiểu đường bao gồm:

  • Hạ đường huyết: Uống thuốc tiểu đường đều làm giảm đường máu. Nên cần theo chỉ định của bác sĩ để tránh hạ đường huyết quá thấp.
  • Dị ứng thuốc: Khi dị ứng sẽ nổi mẩn trên da, sưng nề mắt và mặt. Khi xuất hiện các biểu hiện này, người bệnh tiểu đường nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
  • Rối loạn tiêu hóa: người bệnh bị đầy bụng hoặc tiêu chảy cũng là tình trạng phổ biến. Để hạn chế các tác dụng không mong muốn này, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng với liều lượng thấp hơn hoặc sử dụng sau khi ăn.
  • Tác dụng phụ trên gan, thận: Thường gặp khi uống loại thuốc sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-4. Trường hợp này dễ dàng phát hiện khi xét nghiệm máu.
  • Giữ nước và có thể gây ảnh hưởng xấu đến những bệnh nhân suy tim: Do đó, những người bệnh bị suy giảm chức năng tim không được dùng loại thuốc như rosiglitazone và pioglitazone.

Việc điều trị tiểu đường là phải dùng thuốc kiểm soát trong thời gian dài. Vì vậy cần thận trọng lựa chọn loại thuốc điều chỉnh tốt nhất đường máu. Thuốc phải tương thích với cơ thể, ít khả năng gặp các tác dụng phụ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để loại bỏ những trường hợp không mong muốn xảy ra.