uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không

Sử dụng nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không? Thực hư vấn đề này như thế nào? Lượng đường fructose thường được sử dụng tạo vị ngọt cho nước uống đã được báo cáo có liên quan đến việc làm gia tăng lượng chất béo nội tạng (loại chất béo này liên quan mạnh mẽ đến tình trạng kháng insulin). Liệu uống nước ngọt thường xuyên có bị bệnh tiểu đường như mọi người vẫn nghĩ hay không? Tất cả này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Uống nước ngọt là một trong những thói quen rất phổ biến của nhiều người, nhất là trẻ nhỏ. Nước ngọt là một loại nước giải khát có ga chứa nước cácbon điôxít bão hòa, chất làm ngọt, và một số hương liệu khác. Trong chất làm ngọt thường có đường, xirô bắp high-fructose, nước ép trái cây,… Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc uống nước ngọt thường xuyên sẽ khiến con người dễ mắc bệnh tiểu đường.

uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không
Uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Theo nghiên cứu, cứ thêm 1 cốc nước ngọt có ga thì nguy cơ tiểu đường sẽ tăng lên 22%. Đây là nghiên cứu theo dõi chế độ ăn uống của 350.000 người ở 8 quốc gia châu Âu đó là Anh, Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Pháp, Ý, Hà Lan.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ tăng thêm 12 ounce (340 ml) đồ uống có đường tương đương một lon Coca Cola hay Pepsi sẽ làm tăng hơn 1/5 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người một tháng chỉ uống một lon hoặc ít hơn.

Có thể bạn chưa biết những loại đường đơn trong thành phần của nước ngọt có ga chỉ cung cấp năng lượng cho người sử dụng, nhưng không cung cấp kèm vitamin, nên gọi là “năng lượng rỗng”, nó không có lợi cho người sử dụng nếu dùng nhiều và thường xuyên.

Quan niệm sai lầm về việc uống nước ngọt

Quan niệm sai lầm về việc uống nước ngọt khiến con người dễ mắc bệnh tiểu đường

Sở thích uống nước ngọt không chỉ có ở trẻ em mà cả ở người lớn. Đó là lí do vì sao tỉ lệ những nước châu Âu tiêu thụ nước ngọt ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động. Nhiều người quan niệm rằng, nước ngọt có ga khá tốt cho sức khỏe của con người. Nước ngọt có khả năng giải tỏa nhanh cơn khát, giúp dạ dày nhanh chóng tiêu hóa thức ăn tốt hơn và có thể nạp năng lượng thần tốc cho con người vào những lúc mệt.

Rất nhiều người thích uống nước ngọt có gas vì nước ngọt ngon lành và giải tỏa nhanh cơn khát, giúp ăn gì cũng trôi và còn nạp năng lượng thần tốc cho những lúc mệt nhoài.

Thực chất, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nước ngọt có ga không có tác dụng giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn như nhiều người vẫn nghĩ. Hiện tượng ợ hơi sau khi uống nước ngọt là do CO2 tách khỏi nước và thoát ra ngoài, chứ không phải là dấu hiệu của sự “dễ tiêu hóa” như mọi người vẫn nhầm tưởng. Bên cạnh đó, lượng đường trong nước ngọt có ga cung cấp cho cơ thể không phải là nguồn “năng lượng rỗng”, không có lợi cho sức khỏe của người sử dụng mà còn khiến con người dễ mắc bệnh tiểu đường.

Các lựa chọn thay thế nước ngọt phòng tránh tiểu đường

Để phòng tránh bệnh tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn các loại nước thay thế nước ngọt. Sẽ rất có lợi cho sức khoẻ của bạn như:

Nước lọc

Tác dụng của việc uống nước chữa bệnh tiểu đường
Tác dụng của việc uống nước chữa bệnh tiểu đường

Đây là lựa chọn rất tốt. Bởi nước tinh khiết không chứa đường và hoàn toàn không làm tăng lượng đường huyết. Uống đủ lượng nước mỗi ngày có thể giúp bạn loại bỏ bớt lượng đường dư thừa trong máu ra ngoài theo nước tiểu. Để đỡ nhàm chán bạn có thể thêm vào lát chanh, cam, lá bạc hà…

Trà thảo dược

Những loại trà thảo dược không đường có thể dùng như: Trà hoa cúc, trà sen, trà xanh, trà nhân trần….Bạn có thể dùng thay thế giải khát cho nước ngọt hoặc cafe.

Nước ép rau, quả

Những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin có lợi cho sức khoẻ. Bạn có thể dùng để thay thế các loại nước ngọt. Tuy nhiên bạn nên dùng dưới dạng ăn cả quả thay vì uống nước ép. Bởi khi ép, sẽ mất đi lượng chất xơ có tác dụng làm chậm hấp thụ đường. Khiến cho lượng đường huyết tăng nhanh sau ăn.

Ngoài bổ sung hoa quả, bạn có thể xay các loại rau củ quả như: bí đao, cà rốt, dưa chuột, cần tây để dùng hàng ngày. Những loại nước ép rau củ quả này rất tốt. Bởi chúng chứa ít đường, tinh bột. Nên khi bạn ép cũng không làm thay đổi quá nhiều lượng đường huyết.

Những chia sẻ về việc uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không ở trên. Hy vọng sẽ giúp bạn biết rõ được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ việc uống quá nhiều nước ngọt. Nếu đang có thói quen uống quá nhiều đồ ngọt. Hãy dừng lại ngay nhé khi bạn không muốn mắc bệnh tiểu đường nguy hiểm.