xử trí tăng đường huyết

Cách xử trí khi đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường

Đường huyết cao nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới tiểu đường mãn tính và nguy cơ biến chứng gây mù lòa, đoạn chi hoặc suy thận… Điều này khiến nhiều người cần trang bị cho mình cách hạ đường huyết cấp tốc hay xử trí khi tăng đường huyết một cách an toàn. Sau đây là những gợi ý giúp bệnh nhân xử lý tăng đường huyết cao về mức ổn định đường huyết tự nhiên, lâu dài.

Thế nào là đường huyết cao?

Đường huyết cao là tình trạng đường glucose trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường.
Các tế bào sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể nhưng để cơ thể sử dụng được đường, cần phải có mặt của insulin. Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, vì thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều dẫn tới đường máu tăng cao.

xử trí tăng đường huyết
Thế nào là đường huyết cao?

Bảng chỉ số đường huyết cao:

Đường huyết lúc đói Chỉ số HbA1c
Người mới mắc bệnh >=7mmol/l(126mg/dl) >=6.5%
Người bệnh lâu năm >=8.5mmol/l(153mg/dl) >=8%

Nguyên nhân và triệu chứng đường huyết tăng cao

Nguyên nhân

1. Ăn uống bất hợp lý: Nếu bạn ăn uống thả phanh thì đây cũng là lý do làm đường huyết tăng cao bất thường.
2. Không dùng thuốc hạ đường huyết: Nhiều người bỏ qua thuốc hạ đường huyết sẽ khiến đường huyết tăng cao và tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy.
3. Hiếm khi vận động: Lối sống ít vận động và thường xuyên ngồi một chỗ sẽ làm gia tăng tình trạng kháng insulin.
4. Thường xuyên bị stress, mất ngủ: Tình trạng lo lắng, cáu gắt, thiếu ngủ… có thể dẫn đến stress khiến cho đường máu tăng cao.
5. Nhiễm khuẩn, viêm nhiễm: Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, răng miệng…, có vết thương, vết loét, đường huyết cũng bị tăng cao.

Triệu chứng khi đường huyết cao

Nếu lượng đường trong máu cao vượt ngưỡng cho phép, cơ thể sẽ cảnh báo qua các triệu chứng như:

  • Thường xuyên đi tiểu, nhất là tiểu đêm
  • Hay thấy đói, khát nước, thèm đồ ngọt.
  • Dễ bị đau đầu, mệt mỏi.
  • Có vết sậm màu ở vùng nách, cổ, khủy tay chân.
  • Mắt nhìn kém hơn.
  • Vết thương chậm lành.
  • Tay chân tê bì.
  • Da khô ngứa

Trong trường hợp đường huyết tăng cao đột ngột (tăng đường huyết cấp tính) bạn nên nhanh chóng đi cấp cứu khi thấy các biểu hiện:

  • Vẫn thấy khát mặc dù uống nước liên tục
  • Mệt mỏi và kiệt sức
  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Khô miệng, hơi thở có mùi trái cây lên men
  • Đau bụng, buồn nôn

Cách xử trí khi tăng đường huyết?

Những điểm lưu ý khi xử lý tăng đường huyết

  • Bất kỳ dấu hiệu nào sớm về lượng đường trong máu cao, hãy nhanh chóng kiểm tra lượng đường trong máu và gọi ngay cho bác sĩ.
  • Bạn hãy uống nhiều nước hơn. Nước giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu của bạn thông qua nước tiểu, và giúp bạn tránh bị mất nước.
  • Tập thể dục nhiều hơn. Vận động nhiều có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong điều kiện nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên cao hơn.
  • Cảnh báo: Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 1 và có lượng đường trong máu cao. Bạn cần kiểm tra xeton trong nước tiểu của bạn. Khi bạn có vấn đề về xeton, bạn không được tập thể dục. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 2 và lượng đường trong máu cao, bạn cũng cần đảm bảo rằng mình không có xeton trong nước tiểu và nên uống nước đầy đủ. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ đồng ý cho bạn thực hiện các bài tập, miễn là chúng có thể giúp cải thiện tình trạng của bạn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống của bạn.
  • Thay đổi toa thuốc. Bác sĩ có thể thay đổi về số lượng, thời gian, hoặc các loại thuốc tiểu đường mà bạn dùng. Không nên tự ý thay đổi khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu của bạn cao hơn 250 mg/dL, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra nước tiểu hoặc lượng xeton trong máu.
  • Trong trường hợp khẩn cấp cho bệnh tăng đường huyết giai đoạn nặng, nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan xeton và tăng nồng độ thẩm thấu khi mắc đái tháo đường, bạn có thể được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc nhập viện. Điều trị cấp cứu có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn đến mức bình thường.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu

Bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 nếu:

  • Bạn đang bị bệnh và không thể nuốt bất kì thực phẩm hoặc uống bất kì thức uống gì.
  • Lượng đường trong máu của bạn liên tục trên 240 mg/ dl (13 mmol/ l) và có xeton trong nước tiểu.

Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn bị tiêu chảy liên tục hoặc nôn mửa, nhưng vẫn có thể ăn một số loại thức ăn hoặc thức uống
  • Bạn bị sốt kéo dài hơn 24 giờ
  • Lượng đường huyết cao hơn 240 mg/ dl (13 mmol/ l) mặc dù bạn có uống thuốc kiểm soát đái tháo đường.
  • Bạn gặp khó khăn khi giữ lượng đường trong máu ở mức độ mong muốn

Cách xử trí tăng đường huyết lâu dài

Các biện pháp hạ đường huyết cấp tốc chỉ là tức thời, để ổn định đường huyết tự nhiên và lâu dài, người bệnh cần lưu ý 6 biện pháp sau:

Kiểm tra đường huyết thường xuyên:

Mức đường huyết an toàn ở mỗi người là không giống nhau. Vì vậy cách tốt nhất để phát hiện đường máu cao là kiểm tra thường xuyên bằng máy đo cầm tay, ít nhất tại 3 thời điểm: buổi sáng khi chưa ăn, sau ăn 2h và trước khi ngủ.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp:

Bạn nên ăn tăng các loại rau có nhiều chất nhớt (rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…). Giảm chất bột đường trong chế độ ăn để đường huyết ổn định.

Tập thể dục thường xuyên:

Các bài tập thể dục sẽ thúc đẩy cơ thể sử dụng đường máu hiệu quả hơn. Bạn có thể chọn các dạng bài tập lý tưởng là nâng tạ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi…

Tập thể dục thường xuyên là cách xử trí tăng đường huyết

Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng:

Bạn nên ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày kết hợp tập yoga hoặc thiền để giảm stress. Đây là những bộ môn đã được chứng minh giúp giảm đường huyết ở người tiểu đường hay bị căng thẳng.

Dùng thảo dược

Bên cạnh việc dùng thuốc và điều chỉnh dinh dưỡng, luyện tập thì người có mức đường huyết cao có thể kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên.