kiểm tra chỉ số Glucose trong cơ thể

Kiểm tra chỉ số Glucose trong cơ thể để phòng bệnh tiểu đường

Mọi người cần quan tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống của mình. Để kiểm tra một người có mắc bệnh tiểu đường hay không, các bác sĩ thường đo kiểm tra chỉ số Glucose trong máu.

Cơ chế hoạt động của Glucose

Trong một ngày, Glucose trong cơ thể được chuyển hóa và xử lý nhiều lần sau mỗi bữa ăn. Cụ thể, trong mỗi buổi ăn, cơ thể sẽ làm việc với sự hoạt động của enzyme nhằm tiêu thụ Glucose với sự hỗ trợ của tuyến tụy. Nhờ có tuyến tụy sản xuất Insulin – một loại hormone có khả năng điều chỉnh lượng Glucose trong máu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào tuyến tụy cũng thực hiện đúng chức năng của mình mà thực tế vẫn có thể vận hành sai cách. Theo các bác sĩ, bệnh tiểu đường phát sinh khi tuyến tụy không thực hiện chức năng sản xuất Insulin, khiến cho hàm lượng Glucose không được điều chỉnh thích hợp.

Cách kiểm tra chỉ số Glucose trong cơ thể

kiểm tra chỉ số Glucose trong cơ thể
kiểm tra chỉ số Glucose trong cơ thể

Việc kiểm tra hàm lượng Glucose trong cơ thể rất cần thiết, nhất là với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì nếu nắm bắt rõ chỉ số Glucose sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được bệnh và điều trị bệnh hiệu quả. Với những người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm tra nồng độ Glucose được tiến hành thường xuyên, đôi khi mỗi ngày thực hiện một lần. Hiện nay, bệnh nhân có thể thực hiện đo đạc nồng độ Glucose tại nhà mà không phải đến bệnh viện.

Cách kiểm tra nồng độ Glucose được thực hiện khá đơn giản bằng cách sử dụng kim hoặc lưỡi trích để đâm vào đầu ngón tay. Khi máu chảy ra ngoài thì nhỏ vào que thử. Tiếp đến đưa que thử vào máy để tiến hành kiểm tra và đo lượng đường có trong máu. Thông thường, sau 20 giây, bệnh nhân sẽ nhận được kết quả trên màn hình điện tử. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các mức độ Glucose trong cơ thể, sau đây là một số thông tin chi tiết:

Mức độ bình thường

Đây là mức độ Glucose đáng được duy trì trong cơ thể mỗi người. Vì đảm bảo cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, ngăn ngừa những bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường. Như các bạn đã biết, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường phải theo dõi nồng độ Glucose có trong máu. Vì chỉ số Glucose cao thường cảnh báo tình lượng đường trong cơ thể vượt quá mức.

Những nguyên nhân thường gặp, khiến cho chỉ số Glucose tăng cao là bữa ăn quá nhiều tinh bột. Đối diện với nhiều căng thẳng, hạn chế vận động hay cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý khác.

Mức độ Glucose quá cao

Đối với những người có chỉ số Glucose vượt quá ngưỡng cho phép. Tức quá cao thì lượng Insulin do tuyến tụy sản xuất không đủ để cân bằng Glucose cho cơ thể. Nhất là những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, họ cần phải sử dụng Insulin tổng hợp để giúp cân bằng Glucose trong máu. Bên cạnh đó, những hoạt động thể chất cũng góp phần giúp tiêu thụ Glucose trong cơ thể của bạn.

Mức độ Glucose quá thấp

Đối với những người có chỉ số Glucose dưới ngưỡng cho phép thì được đánh giá có chỉ số Glucose thấp. Trong y khoa, bác sĩ thường gọi đây là tình trạng hạ đường huyết của cơ thể. Và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp dễ dẫn đến hạ đường huyết như:

  • Khi người mắc bệnh tiểu đường nhưng không sử dụng thuốc như bác sĩ chỉ định.
  • Người bình thường – khỏe mạnh nhưng đột ngột thực hiện chế độ ăn uống quá khắc nghiệt nhằm giảm cân hoặc hoạt động, vận động quá mức. Khiến cơ thể không đủ năng lượng để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể.

Đối với những bệnh nhân bị hạ đường huyết cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng để cung cấp thêm Glucose cho cơ thể. Ngược lại, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng thuốc hạ Glucose. Tuy nhiên không nên lạm dụng loại thuốc này để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Một số biến chứng do không kiểm soát Glucose

kiểm tra chỉ số Glucose trong cơ thể
kiểm tra chỉ số Glucose trong cơ thể

Việc ăn uống thoải mái và không quan tâm đến sức khỏe, khiến chỉ số Glucose vượt quá giới hạn. Khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao. Ngoài ra, một số bệnh lý khác có thể xuất phát từ chỉ số Glucose tăng cao, điển hình như:

  • Những căn bệnh liên quan đến thần kinh.
  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Nhiễm trùng da.
  • Các bệnh lý về xương khớp, nhất là tay chân.
  • Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
  • Rơi vào trạng thái hôn mê.
  • Ảnh hưởng tới thị giác.

Bên cạnh đó, chỉ số Glucose cao còn để lại những biến chứng khác như:

  • Tình trạng toan Ceton do biến chứng của đái tháo đường: có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Một số trường hợp, thời gian hôn mê kéo dài và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.
  • Tăng áp lực thẩm thấu: có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tri giác, tế bào mất nước. Và tăng nguy cơ tử vong.

Một số thực phẩm giúp cân bằng nồng độ Glucose

Trong ăn uống, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết. Đặc biệt, một số thực phẩm có khả năng cân bằng chỉ số Glucose tồn tại trong cơ thể. Do đó, những bệnh nhân có hàm lượng Glucose cao, ngoài sử dụng thuốc thì có bổ sung các thực ăn này. Cụ thể như:

• Cá hồi: trong cá hồi có chứa nhiều vitamin B6 và Omega – 3 giúp cơ thể cân bằng Glucose trong máu. Chế độ ăn hợp lý là sử dụng ít nhất 2 – 3 lần cá hồi trong thực đơn bữa ăn của một tuần.

• Cherry: đây là một loại trái cây có khả năng sản xuất Insulin. Giúp phá vỡ Glucose trong cơ thể người bệnh tiểu đường.

• Chuối: trong chuối có chứa nhiều vitamin B6, giúp giảm nguy cơ bị căng thẳng ở con người. Bên cạnh đó, các khoáng chất như Magie, Kali cũng giúp cơ thể ngủ sâu hơn, cân bằng hàm lượng Glucose trong máu.

>> Xem thêm: Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp cho người tiểu đường