Bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi có thể gây loãng xương và một số bệnh lý khác có liên quan đến xương khớp. Phòng ngừa loãng xương do bệnh tiểu đường như thế nào?
Bệnh đái tháo đường gây loãng xương như thế nào?
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến xương, bao gồm:
Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi, phốt pho và các khoáng chất khác:
Nếu bệnh đái tháo đường không được điều trị sẽ làm gia tăng lượng đường huyết. Lượng đường này bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu cùng với lượng canxi và phốt pho. Làm cho mật độ xương bị giảm sút, gây loãng xương. Lượng đường huyết khi đói và lượng đường trong nước tiểu tăng lên thì mật độ xương sẽ giảm xuống. Khi lượng đường huyết xuống thấp, gần với trị số bình thường thì chỉ số canxi niệu cũng giảm theo. Và giảm xuống mức bình thường.
Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, khi chức năng của tế bào cốt trưởng thành bị suy giảm thì sẽ khiến sự hình thành xương bị giảm sút, hoặc bị chậm lại. Tuy nhiên, quá trình tiêu hủy của xương có thể sẽ bình thường, hoặc có thể tăng hoặc giảm.
Bên cạnh đó, các thụ thể của insulin có trên tế bào cốt trưởng thành có thể giúp tăng chức năng. Và tăng sản sinh tế bào cốt trưởng thành. Do đó, người bị bệnh đái tháo đường, thiếu insulin, sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của xương. Vì vậy mà có những biến chứng bệnh lý liên quan đến xương. Làm giảm sút mật độ xương, loãng xương.
Ảnh hưởng đến mật độ xương
Giữa bệnh nhân đái tháo đường type 2 và type 1 có sự thay đổi mật độ xương rõ rệt khi tiến hành đo mật độ xương vùng thắt lưng, đoạn trên xương đùi. Đặc biệt, trường hợp mật độ xương giảm sút thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 do người bệnh đang trong giai đoạn phát triển xương (trước 20 tuổi). Khi đó người bệnh bị thiếu hụt insulin và có liên quan đến sự phát triển của xương.
Phòng ngừa loãng xương do bệnh tiểu đường như thế nào?
Phòng ngừa loãng xương bằng cách khống chế bệnh đái tháo đường là biện pháp duy nhất. Duy trì và giữ ổn định chỉ số đường huyết ở mức bình thường hoặc gần mức bình thường có thể giúp các chất canxi, phốt pho, magie và các chất chuyển hóa khác cân bằng trở lại.
Thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học, cân đối các chất trong mỗi bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
Do đó, bệnh nhân đái tháo đường cần lựa chọn và bổ sung vào mỗi bữa ăn các loại thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin như sữa, các chế phẩm từ sữa, thịt nạc, trứng, một số loại hải sản như tôm, cá; các loại rau xanh và trái cây… Một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D là cơ sở để duy trì sự cứng cáp và giúp tăng mật độ xương.
Tuy nhiên, canxi và vitamin D chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia, cà phê cũng làm giảm sự hấp thu canxi. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế và loại bỏ các thói quen này.
Cần tăng cường vận động và tắm nắng để phòng ngừa bệnh loãng xương. Việc thường xuyên vận động sẽ giúp tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan như tim, phổi, nâng cao khả năng miễn dịch, phòng chống các bệnh tật.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cần thực hiện xét nghiệm mật độ xương theo định kỳ để có thể phát hiện kịp thời bệnh loãng xương.
Lưu ý khi điều trị bệnh loãng xương
Hiện tại bệnh loãng xương và các bệnh lý liên quan đến xương do bệnh đái tháo đường vẫn chưa có thuốc điều trị. Khi đã bị loãng xương thì không có bất kỳ một loại thuốc nào có thể giúp tái tạo hay khôi phục lại độ cứng của xương cũng như những chất xương đã bị mất đi.
Do đó, ổn định đường huyết bằng cách dùng thuốc hạ glucose trong máu. Và các thuốc giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương (vitamin D, D3 hoặc cancitriol). Và tăng cường bổ sung 500 – 1.000mg canxi/ngày là cách phòng ngừa và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng liên tục vitamin D trong một thời gian dài vì có thể gây ra ngộ độc vitamin D với các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, ngứa ngoài da, buồn nôn, nôn, đau bụng; Nặng hơn có thể ảnh hưởng tới chức năng thận, gây khát, đái nhiều, các khớp bị vôi hóa, canxi trong máu tăng cao… Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Loãng xương là một biến chứng của bệnh đái tháo đường rất phức tạp và điều trị khó khăn. Do đó, khi phát hiện bệnh cần phải điều trị một cách đồng bộ từ việc sử dụng thuốc. Kết hợp với chế độ ăn uống và vận động để mang lại kết quả tốt nhất.