Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không?

Bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không? Đối với người bệnh tiểu đường việc lựa chọn thực phẩm ăn hàng ngày luôn luôn phải rất cẩn thận. Vậy đối với cà rốt thì sao, ăn như nào sẽ tốt cho người bệnh tiểu đường? Cùng đi tìm câu trả lời ở dưới đây nhé!

Bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không? Cà rốt được cho là 1 thực phẩm rất tốt cho người tiểu đường. Bởi cà rốt cung cấp cho cơ thể con người 1 lượng beta-carotene giúp làm giảm các nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát tốt được chỉ số đường huyết.

Cà rốt giàu đường, và các loại vitamin nhưng đường trong cà rốt là đường đơn chiếm đến 50%, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể. Nên điều này rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không?
Bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không?

Thành phần có trong cà rốt khi được chia theo tỷ lệ % sẽ là: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Ngoài ra, còn có các loại muối khoáng như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden…

Bên cạnh đó cà rốt có chứa rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B, chất carote khi được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

Món ngon từ cà rốt cho người tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường mỗi tuần nên ăn từ 2 đến 3 bữa có cà rốt là tốt nhất. Và mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 50gram. Dưới đây là 1 số món ăn có kết hợp cà rốt cùng với các loại thực phẩm khác rất tốt cho người tiểu đường có thể áp dụng trong thực đơn hàng ngày:

Cháo cà rốt

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g cà rốt tươi, 1 nắm gạo ngon để nấu cháo, bột canh, mắm, tiêu xay…
  • Cách làm: Cà rốt rửa sạch, xắt miếng, nấu chung với gạo, nấu cho tới khi thành món cháo nhừ, nêm gia vị vừa ăn.
  • Cách dùng: Bạn có thể ăn cháo vào buổi sáng hoặc chiều liền trong vài ngày để có kết quả tốt nhất.

Gỏi cà rốt dưa chuột

  • Nguyên liệu: 1 củ cà rốt tươi, 2 quả dưa chuột, 1 quả chanh tươi, 1 quả ớt, rau mùi, đường dành cho người tiểu đường, lạc rang.
  • Cách làm: Cà rốt dưa chuột rửa sạch gọt vỏ, bào sợi dài. Chanh cắt đôi vắt lấy nước cốt, ớt cắt sợi , rau mùi cắt gốc. Trộn đều cà rốt, dưa chuột với nước cốt chanh và 2 thìa đường. Làm nước mắm chua ngọt rưới đều vào hỗn hợp, trộn cho thấm. Cho thêm ớt xắt, lạc rang và thưởng thức.
  • Cách dùng: Ăn kết hợp trong bữa ăn hàng ngày.
Gỏi cà rốt dưa chuột cho người bệnh tiểu đường
Gỏi cà rốt dưa chuột cho người bệnh tiểu đường

Cà rốt hầm thịt bò

  • Nguyên liệu: 400g cà rốt gọt vỏ cắt khúc vừa ăn, 300g khoai tây, 600g thịt bò thái hạt lựu lớn, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 củ hành tây bỏ vỏ, xắt nhỏ, 1 muỗng canh cà chua nghiền nát, 1 muỗng đường dành cho người tiểu đường, 150g đậu Hà Lan, 1 muỗng cà phê bột mì, tiêu xay, muối, hạt nêm…
  • Cách làm: Đun nóng dầu trong nồi, trút thịt bò vào xào săn, nêm chút gia vị cho thấm. Cho tiếp cà rốt và khoai tây vào xào, khoảng 5 phút sau mới nêm thêm cà chua, đường, tiêu, muối, nước lọc vào vừa ngập thịt. Ninh khoảng chừng 15 phút, cho thêm đậu Hà Lan vào, để lửa sôi liu riu thêm 10 phút nữa là nhừ. Muốn món hầm có độ sệt thì khuấy thêm bột mì với một ít nước lạnh cho vào, đảo nhẹ tay. Trước khi tắt bếp cho hành tây vào, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
  • Cách dùng: Ăn kết hợp trong bữa ăn hàng ngày.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn được cà rốt không và ăn như nào thì sẽ tốt cho người bệnh. Hi vọng rằng những thông tin này đã giúp bạn phần nào trong cách lựa chọn thực phẩm ăn hàng ngày tốt cho đường huyết, đảm bảo cho sức khỏe người bệnh.

Cùng tìm hiểu thêm về: