Chắc hẳn sẽ có người bạn thắc mắc bị tiểu đường có ăn được hạt sen không? Hạt sen là một hạt từ lâu đã được dùng phổ biến cả ở trong ẩm thực và y học, vậy với 1 người phải kiêng khem khá nhiều thứ như người tiểu đường thì có ăn được không? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Bệnh tiểu đường có ăn được hạt sen không?
Nằm trong danh sách thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng calories thấp, lại giàu chất xơ nên có tác dụng rất tốt để giảm lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, hạt sen còn chứa lượng natri thấp và magie cao nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường có kèm theo béo phì, thừa cân.
Có rất nhiều cách để chế biến hạt sen, bạn có thể ăn sống, rang hoặc nghiền hoặc chế biến thành các món ăn hấp dẫn khác như súp, salad đều rất tốt. Đối với người bệnh tiểu đường nếu ăn đúng lượng, đúng cách có thể kiểm soát tốt được lượng đường trong máu.
Tác dụng của hạt sen với người tiểu đường
Là loại hạt có hàm lượng calories thấp, hạt tươi chỉ chứa 89 calo/100g, hạt khô là 324 calo/100g. Hạt sen giàu carbohydrate, protein và có chứa rất ít chất béo. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng protein có trong hạt sen giúp cân bằng dinh dưỡng và có tác dụng rất tốt đối với người ăn kiêng, người bệnh tiểu đường.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Hạt sen có chứa nhiều axit amin thiết yếu như phenylalanine, tyrosine, leucine và lysine…giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tốt. Những axit amin và khoáng chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy, nôn mửa, và khó tiêu…
Thực phẩm thay thế cho người bị ứng với gluten
Đối với những người bị dị ứng với gluten thì hạt sen là 1 lựa chọn tốt. Bởi cũng giống như hạt của các loại thực vật 2 lá mầm khác thì hạt sen không có protein gluten.
Rất tốt cho bà bầu
Nếu bà bầu đang cần cung cấp folates thì hạt sen là một loại thực phẩm tốt mà mẹ bầu nên lựa chọn. Chỉ với 100g hạt sen đã cung cấp 104g – 26% folates cần thiết. Folate và vitamin B12 là 2 thành phần thiết yếu giúp cho quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Hỗ trợ quá trình trao đổi chất
Với hàm lượng vitamin nhóm B như thiamin (53% RDA / 100 g), riboflavin (11,5%RDA / 100g), niacin, axit pantothenic và vitamin B6 (48 % của RDA // 100 g). Đây là những vitamin có tác dụng giống như các enzyme hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của các tế bào.
Giúp trái tim khỏe mạnh
Hạt sen có chứa rất nhiều khoáng chất tuyệt vời như (100%RDA // 100g), kali (29%RDA /100g), canxi, sắt (44%RDA // 100g), magie, kẽm và selen. Trong đó, magie, mangan là 2 khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của trái tim.
Tăng cường hệ miễn dịch
Mangan trong hạt sen có tác dụng giống như enzyme superoxide effutase, giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự phá hủy oxy hóa trong quá trình sản xuất năng lượng. Kết hợp cùng với Vitamin A, dùng hạt sen có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại được các tác động có hại cho cơ thể.
Tốt cho bệnh nhân cao huyết áp
Trong mỗi hạt sen nhỏ bé còn chứa các chất giúp chống co thắt và isoquinolin giúp cho mạch máu luôn được mở rộng, làm hạ huyết áp ở những người bệnh có nguy cơ bị áp huyết cao.
Cách dùng lá sen chữa tiểu đường?
Cũng giống như hạt sen, lá sen cũng có nhưng công dụng rất tốt đối với người bệnh tiểu đường. Trong dân gian có bài thuốc dùng lá sen để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.
Bạn có thể dùng lá sen băm nhỏ cùng hạt đậu xanh nấu canh phòng rôm sẩy, dùng nước lá sen chữa tiêu chảy. Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng an thần, ức chế chứng loạn nhịp tim. Hãm trà để uống còn có thể giúp chống nóng và giải nhiệt.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ còn chỉ ra rằng lá sen có tác dụng giảm béo giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu. Chính vì thế người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng trực tiếp hoặc các sản phẩm được chiết xuất từ lá sen để hỗ trợ điều trị bệnh.
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi bệnh nhân tiểu đường ăn hạt sen được không? Hãy thêm loại hạt này vào thực đơn của mình bạn nhé. Đồng thời hãy kết hợp với liệu trình điều trị và chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp để sống khỏe cùng bệnh bạn nhé!
Cùng tìm hiểu thêm: