Những thay đổi của thời tiết sẽ có những ảnh hưởng ít nheieuf đến sức khỏe con người, đặc biệt là tình trạng bệnh của bệnh nhân đái tháo đường lên mức cao nhất khi vào mùa đông.
Cũng vào nùa đông, nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường nặng thêm, vì vậy, để bảo vệ mình, các bạn đừng queen3 lưu ý giữ gìn sức khỏe quan trọng này.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng chân, tránh nhiễm trùng
Bệnh tiểu đường thực ra không đáng sợ, điều đáng sợ là những biến chứng của nó. Để tránh biến chứng phổ biến nhất ở bàn chân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hoại tử chân và cắt cụt chi, ta cần đặc biệt chăm sóc bàn chân.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiểu đường cần kiểm tra bàn chân của mình hàng ngày. Nếu da lòng bàn chân xuất hiện mẩn đỏ, sưng tấy, nứt nẻ, phồng rộp, dập nát vết thương, nấm da chân, trầy xước và biến dạng ngón chân,… thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Để chăm sóc sức khỏe bàn chân mùa đông, cần chọn loại tất vừa giữ ấm, vừa có khả năng hút nước tốt, thoáng khí tốt, mềm, thoáng. Khi rửa chân chú ý nhiệt độ nước không quá cao để tránh bị bỏng.
- Phơi nắng vào mùa đông
Bệnh nhân tiểu đường dễ mắc các triệu chứng như loãng xương. Để tránh triệu chứng này, bạn nên phơi nắng vào mùa thu đông vừa để giữ ấm cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi hiệu quả và đảm bảo cung cấp đủ vitamin D, tăng cường khả năng miễn dịch của người bệnh.
Nên tắm nắng vào 2 khung giờ mỗi ngày: 10 – 12 giờ sáng và 2 giờ -4 giờ chiều vào mùa đông ở nơi thoáng, ít ô nhiễm không khí và tương đối yên tĩnh.
- Bổ sung protein từ thực phẩm
Kiểm soát chế độ ăn uống là nền tảng của điều trị tiểu đường.
Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, mồ hôi giảm dễ dẫn đến tăng tiết nhiều loại dịch tiêu hóa, chúng ta thường thèm ăn hơn, từ đó góp phần làm tăng lượng đường trong máu.
Vào mùa này, nhiều bệnh nhân tiểu đường băn khoăn có nên uống thuốc bổ?
Các chuyên gia cho hay, việc bổ sung thuốc phù hợp và khoa học cho bệnh nhân tiểu đường vào mùa thu đông không chỉ tạo nền tảng dinh dưỡng tốt mà còn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ lây nhiễm virus và ngăn ngừa tái phát các bệnh cũ.
Chăm sóc sức khoẻ người tiểu đường vào mùa đông vẫn phải tuân thủ nguyên tắc kiểm soát đường huyết bằng cách bổ sung vừa phải lượng đường, hạn chế hoặc khônbg sử dụng các thực phẩm bổ sung giàu đạm và đường cao như hải sâm và bột protein,…
Bệnh nhân tiểu đường cần được được cung cấp “thuốc bổ” từ rau như củ cải, nấm mèo, củ sen, xà lách, súp lơ, lê, mồng tơi,…, bổ sung thêm cá, thịt gà bỏ da,…
>>> XEM THÊM: 7 loại thực phẩm bạn nên ăn vào mùa đông để kiểm soát bệnh tiểu đường