Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Người bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không? Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và tiến triển nặng dần theo thời gian. Thế nhưng, nếu điều trị tốt, đường huyết ổn định, người bệnh sẽ có cơ hội giảm liều, hoặc tốt hơn là tạm ngưng thuốc tiểu đường trong một thời gian.

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?
Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Thuốc hạ đường huyết là một trong những phương pháp điều trị mà người tiểu đường phải áp dụng thường xuyên. Nếu biết cách điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc trong một thời gian nhất định.

Bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều hoặc tạm dừng sử dụng thuốc hạ đường huyết Tây y trong các trường hợp sau đây:

  • Các chỉ số đường huyết ổn định trong thời gian dài: Các chỉ số này bao gồm HbA1c < 6.5 %, đường huyết khi đói < 6 mmol / l, sau ăn 2h < 7.8 mmol / l trong ít nhất 6 tháng liên tục.
  • Người bệnh dùng thuốc nhưng thường xuyên bị hạ đường huyết: Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết là vã mồ hôi, run, tê chân tay, hoa mắt, đau đầu, đói, mệt…
  • Người bệnh được giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc cần tuân thủ chế độ ăn uống. Và sinh hoạt nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để giữ các chỉ số ổn định. Đặc biệt, người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu các chỉ số tăng trở lại hoặc có triệu chứng đường huyết cao, người bệnh sẽ phải dùng thuốc.

Các dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang tăng cao

  • Hay khát nước
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Vết thương khó lành
  • Thị lực giảm sút, mắt mờ, nhòe
  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên
  • Da khô, bong tróc, ngứa lâu không đỡ

Cơ hội giảm liều thuốc hay tạm ngưng thuốc điều trị sẽ tỷ lệ nghịch với số năm mắc bệnh. Ngay từ khi phát hiện mắc tiểu đường, bạn cần uống thuốc tiểu đường đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để tránh tăng liều thuốc trong tương lai.

Lưu ý dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Lưu ý dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Lưu ý dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Vậy bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không? Để đảm bảo hiệu quả hạ đường huyết, hạn chế tác dụng phụ và tránh tăng liều thuốc Tây. Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ các lưu ý sau:

Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, đúng loại

Thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimepirid…) nên uống trước bữa ăn. Nhưng Metformin, Acarbose nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để hạn chế rối loạn tiêu hóa. Liều thuốc và loại thuốc ở mỗi người bệnh là khác nhau. Vì vậy bạn không nên tự thay đổi liều thuốc hay dùng đơn thuốc của người khác để sử dụng cho mình.

Thăm khám định kỳ

Bạn nên kiểm tra chỉ số HbA1C 3 tháng/lần. Chỉ số này đại diện cho đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng. Nhờ đó giúp đánh giá hiệu quả điều trị đường huyết khi đói hay sau ăn tốt hơn đo bằng máy thử tại nhà.

Bên cạnh thuốc Tây, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp thêm thảo dược giúp ổn định đường huyết. Điều này sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Và hạn chế được các tác dụng phụ.