Măng tươi món ăn dân dã quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày, nhưng người bị tiểu đường ăn măng được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không?
Măng tươi là 1 loại thực phẩm mọc ở những nơi có rừng tre, trúc, nứa. Măng tươi có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng như canh măng, măng hầm chân giò, măng nấu vịt…
Về giá trị dinh dưỡng thì măng tươi cùng giống như rau xanh, có đầy đủ glucid, vitamin, muối khoáng, protid. Nhưng măng tươi lại nhiều chất xơ hơn rau xanh, khi măng càng già thì chất xơ lại càng nhiều, cứng và khó tiêu. Nên hãy ăn mang khi còn non hoặc vừa tới.
Vậy người bị tiểu đường ăn măng được không? Câu trả lời là người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn măng tươi bởi măng tươi có rất nhiều lợi ích đối với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe thì bạn cần biết cách ăn có chừng mực, chia nhỏ khẩu phần ăn không nên ăn cùng lúc quá nhiều.
Tác dụng của măng tươi với người bệnh tiểu đường
- Giúp kiểm soát đường huyết: Măng tươi có ít đường và nhiều chất xơ nên có tác dụng làm giảm đường trong máu.
- Cải thiện hệ tim mạch: Trong măng tươi có nhiều dưỡng chất thiết yếu và khoáng chất như kali, selen tốt cho hệ tim mạch. Chất xơ có trong măng còn có khả năng đào thải cholesterol trong máu giúp người bệnh tiểu đường giảm thiểu nguy cơ về bệnh tim mạch.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Măng tươi có chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E. Những vitamin này giúp nâng cao hệ miễn dịch.
- Phòng chống viêm: Măng tươi có đặc tính giảm viêm, giảm đau và chữa lành vết thương nhanh chóng.
- Chống lại các gốc tự do: Măng tươi có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên. Giúp loại bỏ các gốc tự do gây nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư.
Một số lưu ý khi người tiểu đường ăn măng
Bệnh tiểu đường có ăn được măng tươi không? Măng tươi rất tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng vẫn có những người bệnh tiểu đường không nên ăn, và phải có cách ăn phù hợp.
Người bệnh tiểu đường có các bệnh kèm sau không nên ăn măng
- Người bị đau dạ dày:Trong măng tươi có hàm lượng acid cyanhydric gây hại cho dạ dày nên người bị đau dạ dày, đang uống thuốc dạ dày thì không nên ăn măng.
- Người bị bệnh gout: Măng tươi làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể khiến cho tình trạng bệnh gout càng thêm trầm trọng. Nên những người bệnh gout không nên dùng măng tươi.
- Người bị bệnh thận: Những người bệnh thận cần hạn chế những thực phẩm giàu kali. Măng tươi lại là thực phẩm giàu kali nên đây không phải là thực phẩm giành cho người bệnh thận.
- Phụ nữ mang thai: Những phụ nữ mang thai, nhất là những tháng đầu cần hạn chế ăn măng. Bởi ăn măng sẽ khiến mẹ bầu hấp thu nhiều chất xơ dẫn đến no lâu, đầy hơi. Ngoài ra, nếu chế biến không đúng cách còn có thể gây ngộ độc cho cả mẹ và thai nhi.
Cách ăn măng an toàn cho người tiểu đường
- Khi dùng măng tươi thì cần được luộc lại 2-3 lần. Có thể bóc vỏ, để nguyên hoặc cắt nhỏ. Sau khi luộc cần xả lại bằng nước sạch.
- Luộc măng xong bạn cần mở vung ngay để chất độc có thể bay hơi. Hoặc ngâm vào nước gạo trong khoảng 2 ngày thì mới được dùng (thay nước gạo 2 lần/ngày). Khi măng có màu trắng, vàng bất thường thì hãy bỏ không nên dùng.
- Măng sau khi đã sơ chế mới có thể dùng để nấu món ăn.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi: Tiểu đường ăn măng được không? Hi vọng những thông tin này thật sự bổ ích cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường.
Cùng tìm hiểu thêm về: