Người mắc tiểu đường có được ăn hải sản không? Do chế độ ăn uống khá nghiêm ngặt, người mắc tiểu đường cần cân nhắc kĩ lưỡng khi ăn hải sản.
Để trả lời cho câu hỏi người mắc tiểu đường có được ăn hải sản không, cần làm rõ nhu cầu của người mắc tiểu đường trong nhóm thực phẩm hải sản. Hải sản sẽ rất tốt và có lợi với người mắc tiểu đường nếu biết lựa chọn thực phẩm và ăn đúng cách. Dưới đây là những lưu ý cần ghi nhớ với người mắc tiểu đường khi ăn hải sản.
Người mắc tiểu đường có được ăn hải sản không?
Hải sản cung cấp protein tuyệt, chứa chất béo lành mạnh, giàu các vitamin và khoáng chất quan trọng. Các thực phẩm cho người mắc tiểu đường đều cần đảm bảo không làm tăng chỉ số đường huyết, đầy đủ protein, chất xơ và các vitamin cần thiết cho người mắc tiểu đường. Như vậy, hải sản cũng cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường để không gây nguy hại đến sức khỏe.
Tuy chưa có nghiên cứu chính xác nào về việc người mắc tiểu đường có được ăn hải sản không, nhưng có thể đảm bảo, đối với một số nhóm hải sản thì người tiểu đường vẫn ăn được, thậm chí rất có lợi nếu thu nạp đúng nhóm thực phẩm.
Những lưu ý cho người tiểu đường khi ăn hải sản
Bổ sung axit béo omega-3 với cá hồi nướng
Với đặc điểm chứa một lược dồi dào axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, có khả năng cải thiện tình trạng tim, da và não bộ, cá hồi nướng cũng rất tốt cho người mắc tiểu đường. Có thể luộc, áp chảo và nướng cá hồi nướng để bổ sung thêm axit béo omege-3 hiệu quả.
Đặc biệt, nếu tiểu đường với bệnh lý nền là huyết áp cao thì hoàn toàn có thể ăn cá biển để kiểm soát lượng muối trong bữa ăn mỗi ngày ở mức 1.500mg. Hơn nữa, cá biển không cần dùng muối khi chế biến mà vẫn đảm bảo hương vị. Vì thế, người mắc tiểu đường hoàn toàn có thể ăn cá hồi.
Người mắc tiểu đường có được ăn tôm không?
Câu trả lời là tôm chứa cholesterol tương đối cao so với các loại hải sản khác nên nhiều người mắc bệnh tiểu đường cũng đang cố gắng hạn chế ăn tôm để tránh tăng cholesterol.
100 gram tôm có lượng cholesterol tương đương với một quả trứng. Nhưng sử dụng tôm với tần suất 1 – 2 tuần một lần sẽ tốt cho sức khỏe và không làm ảnh hưởng xấu cho chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường.
Đặc biệt nếu thực đơn dinh dưỡng chung của người bệnh quá ít chất béo, có thể dùng tôm để bổ sung lượng calo cần thiết.
Tiểu đường có được ăn cua không?
Ăn cá thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa đái tháo đường tuýp 2. Nhưng tôm, cua, ốc là nhóm hải sản cần cẩn thận hơn khi ăn. Các nghiên cứu khoa học của Anh chỉ ra rằng, nguyên cơ mắc tiểu đường tuýp 2 ở người thích ăn tôm, cua, ốc cao hơn 36% với người không thường tiêu thụ nhóm thực phẩm này.
Về mặt khoa học thì thịt tôm, cua, ốc không có hại nhưng do các món liên quan đến tôm, cua, ốc phần lớn được chế biến với nhiều đường, dầu mỡ, xốt bơ,… nên các món ăn cũng chứa lượng lớn cholesterol làm tăng tỷ lệ mắc tiểu đường.
Tùy vào cách chế biến và lượng tôm, cua, ốc cũng như tình trạng bệnh mà người mắc tiểu đường có thể điều chỉnh hợp lý nhóm thực phẩm này trong thực đơn của mình.
Như vậy, có thể thấy với nhóm hải sản thông thường thì có nhiều loại tốt cho người tiểu đường nhưng cũng có loại gây hại hoặc cần tiêu thụ ở mức độ hợp lý. Quan trọng hơn cả, dù là theo đuổi chế độ ăn với lượng thực phẩm thế nào thì bệnh nhân mắc tiểu đường cũng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối.
Bên cạnh đó, cũng cần ghi nhớ vận động thể chất thường xuyên, tránh xa bia rượu và kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ nhằm quản lý tốt tình trạng bệnh, tránh được biến chứng nguy hiểm.