Phương pháp điều trị tây y

Bệnh tiểu đường có chữa trị được không?

Khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cho đến nay vẫn còn là một thách thức rất lớn trong y khoa. Câu hỏi “bệnh tiểu đường có chữa được không” khiến bạn và người thân cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, nếu được “chăm sóc” đúng cách, bạn vẫn có thể sống khỏe. Rất nhiều người bị tiểu đường hiện đang sinh hoạt bình thường nhờ duy trì lối sống lành mạnh. Tuân thủ theo bác sỹ và sử dụng các giải pháp hỗ trợ.

Cơ chế sinh bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa, trong đó cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng được insulin. Một loại hormone cần thiết để chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Cơ thể con người phải duy trì nồng độ độ đường trong máu ở một phạm vi rất hẹp, được thực hiện bằng insulin và glucagon. Hay còn nói cách khác, khi mắc bệnh tiểu đường cơ thể không thể chuyển hóa carbohydrates (tinh bột) từ thức ăn một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng.

Bệnh tiểu đường có chữa được không
Cơ chế sinh bệnh tiểu đường

Bình thường, carbohydrates khi đưa vào cơ thể sẽ được hệ tiêu hóa phân giải thành glucose và đi vào máu để nuôi sống cơ thể. Khi lượng glucose trong máu quá nhiều, các tế bào beta trong tuyến tụy sẽ được kích thích để sản xuất hormone insulin. Hormone này kích thích các tế bào chuyển hóa mạnh mẽ lượng glucose tồn đọng trong máu. Nhờ đó, đưa lượng đường trở về trạng thái cân bằng.

Hoạt động của hai hormone này phối hợp nhịp nhàng và giữ cân bằng đường huyết cho tất cả các tế bào, nhất là các tế bào ở não. Một khi hormone insulin hoạt động không hiệu quả, lượng đường trong máu sẽ mất kiểm soát và cao hơn bình thường. Khi đó người bệnh được xác định là mắc bệnh tiểu đường.

Phân loại bệnh tiểu đường theo cơ chế

Bệnh tiểu đường được phân thành 3 loại là: bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ:

  • Bệnh tiểu đường type 1: Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Khi bị tiểu đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose. Do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao và bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.
  • Bệnh tiểu đường type 2: Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Tiểu đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin. Nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai. Và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau này.

Tiểu đường là kết quả của lượng đường (glucose) trong máu cao do cơ thể không hấp thụ hết. Bệnh tiểu đường không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho tất cả các cơ quan lớn. Bao gồm cả mắt, tim, thận, hệ thống lưu thông máu (động mạch) và các cơ quan sinh dục của bạn. Vậy bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không và chữa như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi được không?

Hiện tại, với sự tiến bộ trong y học nhưng vẫn chưa thể tìm ra cách chữa trị triệt để bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã tìm ra những phương pháp và loại thuốc mới đã giúp kiểm soát bệnh ngày càng hiệu quả hơn.

Bệnh tiểu đường có chữa được không
Bệnh tiểu đường có chữa được không

Nếu là tiểu đường tuýp 1 thì chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Còn với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bạn vẫn có 70% cơ hội chữa trị bệnh. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu (còn gọi là tiền tiểu đường) hoặc làm bệnh thuyên giảm thậm chí đến 20 năm mà chưa cần phải sử dụng thuốc.

Tiểu đường tuýp 2 là một rối loạn chuyển hóa. Cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng lnsulin hiệu quả làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (gọi là biến chứng tiểu đường). Nếu không được phát hiện và điều trị tích cực sẽ gây biến chứng thần kinh, tim mạch, thận…

Tiền tiểu đường là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2. Kéo dài trung bình 5 – 10 năm đặc trưng bởi đường máu cao nhưng chưa đến ngưỡng bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của tiền tiểu đường khi đói từ 5.6 – 6.9 mmol/l. Của người tiểu đường tuýp 2 là trên 7 mmol/l (tối thiểu qua 2 lần đo độc lập).

Mức độ thuyên giảm ở bệnh tiểu đường

Sự thuyên giảm có thể có các hình thức khác nhau:

  • Thuyên giảm một phần: Khi một người bệnh duy trì mức đường huyết thấp hơn so với người bị tiểu đường ít nhất 1 năm mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc trị tiểu đường nào.
  • Thuyên giảm hoàn toàn: Khi mức đường huyết trở về mức bình thường hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của bệnh tiểu đường. Hoặc tiền tiểu đường và ở đó ít nhất 1 năm mà không cần dùng thuốc.
  • Sự thuyên giảm kéo dài: Khi sự thuyên giảm hoàn toàn kéo dài ít nhất 5 năm.

Nếu đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2, các nhà khoa học nhận định rằng, ngay cả khi đường huyết trở về bình thường trong hơn 20 năm, thì vẫn được coi là thuyên giảm chứ không phải là chữa khỏi hoàn toàn.

Mục tiêu điều trị bệnh giai đoạn đầu là nhanh chóng đưa đường huyết về ngưỡng an toàn. Tiến tới ngưỡng đường máu của người bình thường mà chưa cần sử dụng đến thuốc. Để làm được điều này, đòi hỏi người bệnh phải thực sự nỗ lực. Và kiên trì trong lối sống, chế độ ăn và luyện tập.

Hướng điều trị mới của bệnh tiểu đường

Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra một phương pháp đẩy lùi bệnh hữu hiệu hơn có thể sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 phương pháp:

– Sử dụng tế bào gốc: Các tế bào gốc được đưa vào cơ thể để tái tạo các tế bào beta tuyến tụy mới. Từ đó phục hồi khả năng sản xuất ln-sulin và cải thiện nồng độ đường trong máu.
– Cấy ghép tuyến tụy: Tuyến tụy nguyên vẹn hoặc một số tế bào beta sẽ được cấy ghép vào cơ thể. Để đảm bảo nhiệm vụ tiết ln-sulin thay cho phần tế bào đã bị hủy hoại.

Kết quả thu được đã có một số thành công bước đầu. Mặc dù người bệnh sau khi áp dụng các cách mới này phải dùng thêm thuốc chống ức chế miễn dịch. Nhưng những nghiên cứu này đã phần nào đã mở ra những hy vọng mới cho việc đẩy lùi bệnh tiểu đường trong tương lai.

Có thể nói cả Tây y và Đông y đều có những bước tiến quan trọng qua các nghiên cứu.  Bệnh tiểu đường có chữa được không?” vẫn luôn là một câu hỏi mở với nhiều cơ hội trong tương lai. Mặc dù hiện tại chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi tiểu đường, nhưng nếu bạn biết tuân thủ cải thiện bằng thuốc. Kết hợp luyện tập, chế độ ăn uống và sử dụng giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Họ hoàn toàn có thể chung sống khỏe với căn bệnh này.