Có một chế độ ăn lành mạnh

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho người tiểu đường thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng và lựa chọn thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường trong suốt thời kỳ mang thai là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều sản phụ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, lúc này việc cân bằng dinh dưỡng lại không hề dễ, bà bầu có thể tham khảo thông tin dưới đây để có chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, với những sản phụ mắc phải tình trạng này cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó cần có một chế độ thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Những thực phẩm thai phụ nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ

Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao. Sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 -2 bữa ăn phụ.

* Lưu ý:
Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.

Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt

Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,…
Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…

Dinh dưỡng của bữa ăn trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường

Một chế độ ăn lành mạnh đều quan trọng cho tất cả thai phụ. Đối với những phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, cần có chế độ ăn vừa đủ năng lượng. Cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chất bột đường. Đảm bảo tăng trưởng cho thai nhi và duy trì đường huyết ổn định cho mẹ…

thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường
Dinh dưỡng trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường

Bữa sáng

Tổng lượng tinh bột nạp vô hàng ngày chỉ nên chiếm khoảng 50 – 60% tổng lượng năng lượng. Nếu tổng lượng tinh bột này chia đều cho 6 bữa ăn thì sẽ thấp hơn lượng tinh bột người bình thường thường dùng.

Một bữa sáng lý tưởng là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin. Sẽ tốt hơn nếu lượng tinh bột ăn vào là loại chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, đậu…

Một số món ăn đơn giản sau có thể phù hợp: một quả trứng chiên với một lát bánh mì và một ít rau trộn salad. Một phần phở, bún bò, hủ tiếu nhỏ dùng kèm giá luộc, một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm…

Đừng quên sữa cũng là nguồn cung cấp chất đạm và vitamin, khoáng chất dồi dào. Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng rất tốt cho mẹ và em bé.

Bữa trưa và tối

Thực đơn của các bữa ăn chính này có thể phong phú hơn. Nhưng vẫn phải đảm bảo một lượng tinh bột nhất định. Hầu như bạn có thể ăn mọi loại thức ăn như người bình thường.

Một số gợi ý cho bữa trưa và tối như một cái sandwich gà kèm salad rau quả. Một chén cơm trắng với canh rau và thịt luộc/rán, một lát cá hồi nướng dùng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp… Bạn có thể sáng tạo món ăn sao cho phù hợp với sở thích. Miễn sao đảm bảo các nguyên tắc về dinh dưỡng mà bác sĩ tư vấn.

Cách đơn giản nhất có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày là lập ra kế hoạch ăn uống. Và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm kế hoạch ăn uống của mình. Như vậy, bạn sẽ không sợ ăn quá thiếu hay thừa dinh dưỡng.

Có một nguyên tắc chia khẩu phần ăn đơn giản nữa mà bạn có thể áp dụng là nguyên tắc “cái đĩa”. Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm chiếm một góc tư đĩa. Một góc tư còn lại là tinh bột và nửa đĩa còn lại chủ yếu là rau xanh và một ít trái cây. Thêm một ly sữa không đường, sữa chua sau mỗi bữa ăn để bổ sung thêm canxi.

Các bữa phụ

Các bữa ăn phụ giúp người mẹ có đủ năng lượng hoạt động trong ngày cũng như giúp điều hòa đường huyết. Tránh những lúc đường huyết quá cao hoặc xuống quá thấp.

Bữa ăn phụ là một phần bữa ăn chính chia nhỏ ra. Không phải là phần ăn thêm vào sau ba bữa ăn chính thịnh soạn. Bữa ăn phụ thường đơn giản gồm một ít tinh bột và protein. Ví dụ như: một lát bánh mì phết bơ đậu phộng, một hũ yaourt trái cây, một chén salad cá hồi…

Song song với việc ăn uống hợp lý là tăng cường vận động và tự theo dõi đường huyết thường xuyên. Khám thai định kỳ giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Từ đó giúp bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Khi cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

Một số lưu ý quan trọng khi lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường

Khi lên thực đơn dành cho bà bầu tiểu đường, bạn cần đặc biệt chú ý đến một số điểm quan trọng như sau:

  • Thứ nhất, bà bầu bị tiểu đường tuyệt đối không nên sử dụng nước ngọt. Vì chúng có lượng đường tinh chế rất cao.
  • Thứ hai, các bà bầu nên hạn chế ăn mía và những đồ ăn ngọt khác.
  • Thứ tư, để đảm bảo dinh dưỡng, các bà bầu có thể dùng thêm các bữa ăn phụ như uống sữa dành cho người tiểu đường, trái cây…
  • Thứ năm, các bạn không nên đưa thực phẩm đóng hộp vào trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường.

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường trên có thể giúp các bà bầu yên tâm ăn ngon. Đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Một số lưu ý quan trọng trên cũng sẽ giúp các bà bầu có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường. Từ đó tự lên thực đơn khoa học và an toàn